MAO- THE UNKNOWN STORY - Trang 140

Jung Chang và Jon Halliday

Mao: The Unknown Story

Adi Ignatius

Nguyễn Ước dịch

Tiểu sử của kẻ thay đổi Trung Quốc phác họa một chân dung ương ngạnh
nhưng sống động về một bạo chúa.

Vào cuối thập niên 1970 lúc tôi lần đầu tiên du hành tới Trung Quốc như
một sinh viên và rồi là thông tín viên nước ngoài thì người Trung Quốc
đang choáng váng bắt đầu dò dẫm những ranh giới mới của tự do sau cái
chết của Mao Trạch Đông. Lúc đó có cuộc tuyên truyền tấn kích dồn dập
Tứ nhân bang - bọn bốn tên (gồm cả vợ của Mao là Giang Thanh) bị qui
trách về Cuộc Cách mạng văn hoá, một thập niên kinh khiếp mà Mao đã
buông cương và kế đó nuôi dưỡng. Mao không bị tính sổ vào bộ tứ hung
hiểm ấy, nhưng khi tôi gặp gỡ những người Trung Quốc gan dạ và nói
chuyện với họ về Bè Lũ ấy thì họ đưa năm ngón tay lên, rồi chầm chậm cụp
ngón cái lại để giữ cho đúng sự tính sổ chính thức những kẻ âm mưu.
Thông điệp thật rõ ràng: Mao là ngón tay biến mất ấy.

Mao trông rất thân thương nhưng gây máu đổ và đói kém.

Gần ba thập niên sau đó, nhân dân Trung Quốc vẫn vật vã với cách xử lý di
sản của Mao. Đảng Cộng sản tiếp tục bảo vệ ký ức về ông; bộ mặt ông vẫn
chế ngự Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Và trong khi người
Trung Quốc nói chung thừa nhận sự tàn bạo của ông thì hầu hết lại dường
như ấp ủ hình ảnh ông như một người lập quốc, kẻ đã lật sấp hàng thế kỷ bị
sỉ nhục trong bàn tay của các siêu cường ngoại bang. Điều hiển nhiên là
gần như bản thân các đấng quốc phụ đều có khuyết tật. (Tại Hoa Kỳ,
George Washington thì ngạo mạn; John Adams thì hay than vãn; Thomas
Jefferson thì ngoại tình.) Nhưng những cuốn tiểu sử gần đây đã làm rõ ra
rằng Mao không chỉ tàn nhẫn mà thôi, về thực tế, sự tàn nhẫn của ông trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.