[10.000 cây số] chỉ vì Tưởng Giới Thạch, đối thủ chính trị của ông, quyết
định cứ để cho họ đi mà chẳng chống chọi. Sự tuyên bố thành lập Cộng
Hoà Nhân Dân Trung Hoa năm 1949 ư? Một phá sản thê thảm, cả hai tác
giả biện luận rằng vì Mao căng thẳng thần kinh nên thường xuyên viện đến
nó để làm cho thông cái cổ họng lúng búng và không đưa ra được ý tưởng
nào nhằm gây phúc lợi cho nhân dân Trung Quốc. Tình yêu nông dân của
Mao ư? Dỏm. Không có dấu hiệu nào cho thấy Mao rút từ các cội rễ nông
dân của ông ra bất kỳ quan tâm xã hội nào, chắc chắn là ông bị thúc đẩy bởi
cảm quan không công chính.
Đã và đang có nhiều tranh luận giữa các học giả Trung Quốc về việc biên
tập và in cuốn sách này (nó đã được xuất bản tại Anh vào Tháng Sáu).
Chang và Halliday bỏ ra bảy năm nghiên cứu cho cuốn sách và tiến hành
các cuộc phỏng vấn những người cùng cánh với Mao còn sống khắp thế
giới. Nhưng trong chừng mực chi tiết của nó, đây là bức chân dung một
chiều, với rác rưởi tới nơi tới chốn, làm người ta ngập ngừng, cũng thế đối
với sự chắc chắn mà với nó nhiều biến cố được mô tả. Cả hai tác giả nói,
"Mao cóc cần cái gì xảy tới sau khi ông ta chết". Ai có thể mô tả thật chính
xác, thậm chí các cảm xúc của mình, với một sự tin chắc như thế.
Tuy thế, đây là một cuốn sách thú vị, và vì hình ảnh vĩ đại ấy, đây tối hậu là
một cuốn sách cung cấp nhiều thông tin về một nhận vật sẵn sàng cho sự tái
thẩm định bất cứ lúc nào. Thật khó tha thứ cho kẻ đã quá bị ám ảnh bởi
quan điểm chính trị nhỏ nhen và oán thù tới độ sau cuộc động đất ở Đường
Sơn năm 1976 làm chết hàng trăm ngàn người Trung Quốc, ông đứng chủ
trì cuộc vận động chống kẻ thù chính trị của mình là Đặng Tiểu Bình và hạ
lệnh cho những người cứu hộ ngừng công tác cấp cứu để "tố cáo họ Đặng
trên hoang tàn đổ nát". Có thể nay tới lúc đưa lại ngón tay thứ năm ấy lên
trời.