nhỏ, tổ chức nghiên cứu chế tạo ăngten nhỏ, thiết bị phòng máy
bay đâm vào núi, thiết bị bay xuyên mây. Anh ta còn cho bộ đội
bạt nửa ngọn núi Hoàng Dương ở bắc Trương Gia Khẩu, để đặt
radar kiểu mới hướng về phía Moskva, nghe nói có thể phát hiện
ngay mục tiêu, khi Liên Xô phóng tên lửa xuyên lục địa.
Công trình này chưa hoàn thành đã khiến Mao rất vui mừng.
Mao khen Lâm Lập Quả là tiểu tướng dám nghĩ, dám làm, tiếp và
chụp ảnh với anh ta, làm xôn xao quân chủng Không quân.
Ngày 2-10-1969. Lâm Bưu gặp Tư lệnh Không quân Ngô Pháp
Hiến, trao đổi về năng lực và công việc của Lập Quả.
Nửa tháng sau, Ngô Pháp Hiến công bố lệnh bổ nhiệm Lâm Lập
Quả (mới 23 tuổi) làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng kiêm Phó ban
tác chiến quân chủng Không quân. Tư lệnh Ngô nói: “Chúng ta
phải học tập và phục tùng không điều kiện đồng chí Lập Quả.
Đồng chí có thể điều động, chỉ huy tất cả những gì thuộc Không
quân”. Khi ấy, cháu Mao Trạch Đông là Mao Viễn Tân đã được cử
làm Phó Tư lệnh Đại Quân khu Thẩm Dương kiêm Phó Chủ nhiệm
Uỷ ban cách mạng Liêu Ninh. Lâm Bưu và Diệp Quần vội vã đẩy
con trai lên vũ đài chính trị.
Ngày 31-7-1970, tại cơ quan trực thuộc Không quân, Lâm Lập
Quả đã đọc báo cáo khoảng 70.000 chữ về chủ đề học tập và vận
dụng Tư tưởng Mao Trạch Đông. Nhiều quan điểm và tài liệu
trong báo cáo này đều rút từ những tài liệu chuẩn bị cho Lâm Bưu
làm báo cáo tại Đại hội 9, nên nghe rất kêu.
Ngô Pháp Hiến đánh giá: “Báo cáo của đồng chí Lâm Lập Quả
là vệ tinh chính trị do Không quân phóng lên. Đồng chí là thiên tài
vĩ đại, đại diện kiệt xuất của lớp người kế tục thế hệ ba”.