Thế là trong Uỷ ban sửa đổi hiến pháp xuất hiện hai ý kiến đối
lập quanh chức danh Chủ tịch nước, bên “có” đại diện là Ngô Pháp
Hiến, bên “không” đại diện là Trương Xuân Kiều. Sau chuyển lên
Mao quyết định, Mao nói:
- Lập Chủ tịch nước là hình thức, đừng vì con người cụ thể mà
sinh ra việc này.
Sau đó, người của Lâm Bưu lại rơi vào cái bẫy “thuyết thiên tài”
của Mao Trạch Đông.
Trần Bá Đạt vốn là người của Giang Thanh, đã có công trong
việc đánh đổ Đào Chú. Mao một mặt thừa nhận sự thật đã rồi
(đánh đổ Đào Chú), mặt khác lại phê Trần Bá Đạt “Uỷ viên
Thường vụ này đánh đổ uỷ viên Thường vụ kia”, khiến Trần Bá
Đạt muốn tự sát. Khi Mao truy cứu trách nhiệm về bài xã luận tạp
chí Hồng Kỳ số 12-1967, Giang Thanh lại bỏ rơi Trần, khiến ông
ta suýt nữa uống thuốc ngủ. Qua hai sự kiện trên, Trần thấy theo
Mao-Giang quá nguy hiểm, liền lặng lẽ xa lánh Giang Thanh, móc
nối với Lâm Bưu. Diệp Quần cho thư ký mang biếu Trần một sọt
cua biển, món ăn khoái khẩu của ông ta. Đúng như lời Diệp Quần
“bên trong sọt cua có chính trị”, Trần đã bị lôi kéo. Thế là Lâm
Bưu đã có 2 phiếu trong Thường vụ Bộ Chính trị.
Ngày 25-7, Bộ Chính trị thảo luận xã luận chung của “Nhân dân
nhật báo”, “Tạp chí Hồng Kỳ” và “Báo Quân Giải phóng” nhân
ngày thành lập quân đội 1-8, do Trần Bá Đạt khởi thảo, trong đó
câu then chốt nhất là “Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là
quân đội của nhân dân do lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch đích nhân
sáng lập và lãnh đạo, Lâm Phó Chủ tịch đích thân chỉ huy”.
Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên thêm “Mao Chủ tịch và”
vào vế sau, thành “Mao Chủ tịch và Lâm Phó Chủ tịch đích thân