3. Không phẫu thuật;
4. Tăng cường chăm sóc và dinh dưỡng.
Các chuyên gia điều trị biết rằng bỏ lỡ thời cơ điều trị sớm chẳng
khác nào để Thủ tướng chờ chết. Họ đề nghị trực tiếp gửi thư trình
bày với Mao, nhưng Uông Đông Hưng ngăn lại:
- Các ông phải nghe lời, phải theo luồng tư duy của Chủ tịch.
Người đang xem xét vấn đề toàn diện, có thể qua một thời gian
tính sau.
Việc điều trị bị buông trôi tới 9 tháng. Đến tháng 2-1973, Chu
tiểu tiện ra máu rất nhiều, Diệp Kiếm Anh trực tiếp gặp Mao trình
bày, Mao mới miễn cưỡng cho điều trị, nhưng lại hạn chế các biện
pháp trị liệu. Thượng tuần tháng 5-1974, tế bào ung thư di căn, Tổ
trưởng điều trị Ngô Giai Bình yêu cầu cho nhập viện phẫu thuật,
Trương Xuân Kiều thay mặt Mao trả lời không thể tính chuyện
phẫu thuật vì “không ai có thể làm thay” công tác của Chu lúc đó.
Cứ dềnh dàng như vậy, mãi đến 1-8, Chu mới được đưa vào
Bệnh viện 305 phẫu thuật. Tuy các chuyên gia đã cắt hết mọi chỗ
nghi ngờ, vết mổ mau lành, nhưng chỉ 2 tháng sau, Chu lại đi tiểu
ra nhiều máu, dấu hiệu tế bào ung thư tiếp tục di căn, và ngây 8-10
phải phẫu thuật lần hai.
Nghe báo cáo, Mao biết rằng những ngày còn lại của Chu không
nhiều nữa. “Vấn đề toàn diện” mà Mao xem xét, nói thẳng ra, là
cho Chu “đi trước một bước”, để Mao sắp xếp cho phe Giang
Thanh nắm quyền, Nếu Mao đi trước, Giang tuyệt đối không phải
là đối thủ của Chu. Để thực hiện giấc mơ gia đình trị, Mao Trạch
Đông những năm cuối đời tâm lý vô cùng tối tăm, phẩm chất hết
sức xấu xa. Ông ta quyết không cho Chu Ân Lai yên tâm dưỡng
bệnh, liên tiếp tổ chức ba đòn đả kích Chu. Lần thứ nhất cuối năm