chứng bệnh, chân phù, đi lại khó khăn, bệnh tim ngày càng nặng,
mắt gần như bị loà, nhưng ông ta van nắm chặt quyền lực, mọi việc
lớn vẫn phải do Mao quyết định cuối cùng. Mao chỉ tin người nhà.
Trước khi vào Trung Nam Hải, Mao Viễn Tân là Bí thư Tỉnh uỷ
Liêu Ninh, Chính uỷ Đại quân khu Thẩm Dương. Từ 10-10-1975,
Mao Viễn Tân được cử làm “liên lạc viên” cho Mao. Bộ Chính trị
họp, Mao Viễn Tân ngồi trên ghế Chủ tịch truyền đạt “khẩu dụ”
của Mao. Y coi các uỷ viên Bộ chính trị như cấp dưới, đã có lần y
nói: “Tôi thuận miệng nói vài câu, đủ để bọn họ học tập mấy tháng
ròng”.
Ngày 2-11-1975, Viễn Tân nói với Mao Trạch Đông:
- Cháu thấy thái độ của Đặng Tiểu Bình đối với Đại cách mạng
văn hoá rất không bình thường. Đường lối, phương châm từ khi
Đặng chủ trì công tác Trung ương năm 1975 hoàn toàn đối lập với
đường lôi, phương châm của Chủ tịch. Bất đồng cơ bản là: Khẳng
định hay phủ định Đại cách mạng văn hoá? Trọng điểm công tác là
đấu tranh giai cấp, đấu tranh đường lối, hay phát triển kinh tế quốc
dân? Bên ngoài lo ngại Trung ương sẽ thay đổi.
Mấy câu trên đã chạm đến sợi dây thần kinh nhạy cảm nhất của
Mao. Nếu để Đặng Tiểu Bình nắm quyền, liệu sau này ông ta có lật
án Đại cách mạng văn hoá hay không?
Phải tìm hiểu rõ vấn đề này. Mao bảo Uông Đông Hưng, Trần
Tích Liên cùng Viễn Tân gặp Đặng, và dặn cháu:
- Nói hết ý kiến của anh, đừng úp mở gì cả, xem ông ta nói gì.
Quả nhiên Đặng nêu ý kiến khác. Về việc không phê phán
đường lối xét lại trong 17 năm (trước Đại cách mạng văn hoá),
Đặng giải thích: