người trung thành chấp hành đường lối cực tả của Mao (không
trung thì đã bị đánh đổ từ lâu) những người tổ chức và lãnh đạo
“Đại tiến vọt”, những người chịu trách nhiệm trực tiếp và nhân
chứng về 37,55 triệu người chết đói những người bị trăm họ căm
giận nhất.
Tại Đại hội 7.000 người, số cán bộ cấp huyện trở lên này không
chịu làm vật hy sinh, đòi cùng Mao làm rõ trách nhiệm, phân rõ
đúng sai, ép Mao kiểm điểm. Sau hội nghị, Mao phất lá cờ đấu
tranh giai cấp, tạo dư luận Đảng biến thành xét lại, đất nước thay
mầu đổi sắc. Sau khi chiếm lĩnh điểm cao về chính trị và đạo đức,
Mao liền phát động Đại cách mạng văn hoá, đánh đổ phái đi con
đường tư bản các cấp trong mấy năm đã thay đổi hết cán bộ lãnh
đạo các cấp từ trung ương tới công xã. Năm này qua năm khác,
Mao tuyên truyền rằng đường lối tư sản và con đường tư bản chủ
nghĩa của Lưu Thiếu Kỳ đã khiến Trung Quốc lỡ dở, làm hại trăm
họ, rằng phái đi con đường tư bản đã gây ra nạn đói lớn khiến dân
chúng chịu khổ trăm bề, vợ con ly tán, tan cửa nát nhà.
Đại cách mạng văn hoá là con đê chắn sóng của Mao Trạch
Đông. Có con đê này, Mao có thể ngồi trên điểm cao an toàn,
không những chối phắt trách nhiệm làm hàng chục triệu người chết
đói, mà còn tiếp tục đại diện cho đường lối đúng đắn, là đại cữu
tinh đưa nhân dân ra khỏi nước sôi lửa bỏng, đánh đổ phái đi con
đường tư bản. Ai phủ định Đại cách mạng văn hoá, người đó phá
vỡ con đê chắn sóng của Mao, là lôi ông ta xuống nước gánh trách
nhiệm về việc làm chết đói 37,55 triệu người, vì vậy Mao đặc biệt
nhạy cảm với việc bảo vệ thành quả Đại cách mạng văn hoá. Trong
bối cảnh tâm lý phức tạp đó, điều kiện hàng đầu để Mao lựa chọn
người kế tục là có thể trung thành giữ vững con đê chắn sóng này,