thương mại quốc tế vùng Viễn Đông, là “Paris phương Đông”,
trình độ công nghiệp hoá vượt xa Hồng Công, dẫn đầu châu Á.
Nhưng đến năm 1976, Thượng Hải tụt xuống thành phố loại hai,
loại ba ở châu Á, GDP bình quân đầu người chỉ có 400 USD, trong
khi Hồng Công là 7.000 USD. Năm 1979, GDP bình quân đầu
người của Trung Quốc chỉ xấp xỉ 1/7 Đài Loan. Báo cáo của Ngân
hàng thế giới năm 1978 xếp GDP bình quân đầu người của Trung
Quốc ngang Somali, Tanzania, đứng hàng thứ 20 thế giới tính từ
dưới lên. Khoác lác đuổi kịp Anh, vượt Mỹ, nhưng tụt hậu ngày
càng xa.
Điều đặc biệt khiến Mao nửa đêm giật mình lo sợ là 3 năm Đại
tiến vọt làm 37,55 triệu người chết đói. Lưu Thiếu Kỳ từng nói với
Mao: “Để xảy ra thảm kịch người ăn thịt người, ông và tôi sẽ bị
ghi vào sử sách”. Mao rất sợ điều này. Có học giả thống kê, số
người chết đói dưới thời Mao còn nhiều hơn tổng số người chết đói
trong hơn 2.000 năm dưới mọi triều đại. Nếu con số này được ghi
vào sử sách, Mao có còn là “đại cứu tinh”, là “mặt trời đỏ nhất”
trong lòng nhân dân không? Có còn là lãnh tụ vĩ đại, người mác xít
vĩ đại nhất trong thế kỷ 20 không? Chế độ mới do Mao sáng lập
con đường mới do ông ta mở ra có còn đại diện cho tương lai của
loài người không? 37,55 triệu người chết đói là sự thật lịch sử
không gì bác nổi chứng minh rằng lý luận và thực tiễn chủ nghĩa
xã hội không tưởng của Mao là chủ nghĩa xã hội giả hiệu phản
động nhất, tàn khốc nhất trong lịch sử loài người. Mỗi khi nghĩ đến
điều này, Mao rùng mình ớn lạnh.
Mao phát động Đại cách mạng văn hoá nhằm buộc Lưu Thiếu
Kỳ và “phái đi con đường tư bản” các cấp tỉnh, chuyên khu, huyện,
xã làm vật hy sinh thay ông ta vác chiếc chảo đen này. Họ là những