MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 248

phát triển và lịch sử tiến lên. Trong xã hội nguyên thuỷ, mọi người
không có sản phẩm thặng dư, cũng không thể có bóc lột và chế độ
tư hữu. Sản xuất phát triển, xã hội loài người có sản phẩm thặng
dư, mới tạo khả năng bóc lột, đẻ ra chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất sử dụng lao động làm thuê. Sản xuất phát triển đã làm thay
đổi mang tính lịch sử hình thức cụ thể của chế độ tư hữu, từ chế độ
nô lệ đến chế độ phong kiến rồi chế độ tư bản chủ nghĩa, đồng thời
cũng không ngừng thay đổi hình thức bóc lột cụ thể và giảm dần
lượng bóc lột. Chỉ có dưới tiền đề lực lượng sản xuất phát triển
cao, bóc lột mới có thể đi tới tiêu vong. Bởi vậy bóc lột là hiện
tượng lịch sử tương ứng trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
lý do lịch sử khiến bóc lột tồn tại: đây là một quá trình bước tiến xã
hội không thể bỏ qua.

Lịch sử phát triển của thế giới tư bản chủ nghĩa hơn 100 năm

qua chứng tỏ cùng với lực lượng sản xuất phát triển, không những
thời gian lao động phổ biến giảm xuống tới mỗi ngày 8 giờ, mà thù
lao lao động cho công nhân cũng vượt nhu cầu ăn mặc, công nhân
có nhà lầu, vườn hoa, có các đồ dùng mà trước đây chỉ giai cấp tư
sản mới được hưởng thụ, như ô tô, ti vi tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt
độ… Lực lượng sản xuất càng phát triển, bóc lột càng đi gần tới
tiêu vong. Vận dụng lực lượng sản xuất tiên tiến nằm trong tay
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, có thể tăng thêm tổng
lượng của cải xã hội và nâng cao mức sống của toàn thể các thành
viên trong xã hội. Đời sống kinh tế có thể không còn là cuộc giành
giật tàn khốc bên này được lợi, bên kia bị thiệt hại, có thể là một
kết cục hai bên cùng chung, khiến mọi người đều được lợi, tuy
mức độ nhiều ít khác nhau. Đó là sự phân hoá đồng hướng mọi
người đều có lợi, là điều bí mật khiến trong các nước phát triển,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.