Khì công bố “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” chính là đêm trước
phái hiến chương Anh quốc chuẩn bị phát động khởi nghĩa tại
London, hình thế đấu tranh giai cấp sắp đến lúc bùng nổ, sự đồng
tình với công nhân và căm phẫn nhà tư bản khiến hai ông mang
theo màu sắc đạo đức, tình cảm khi hoàn chỉnh bản thảo, sai lầm
ghép chủ nghĩa tư bản vào tội tử hình, đòi tiêu diệt chế độ tư hữu,
tiêu diệt giai cấp tư sản, chấm dứt phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, hơn nữa nhất thiết phải dùng bạo lực. Do đó, cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa mà Mác và Ăng-ghen đề xướng trở thành
một phong trào xã hội chủ nghĩa bạo lực trương ngọn cờ giải
phóng giai cấp công nhân để phá huỷ lực lượng sản xuất tiên tiến.
Sự khác biệt giữa hai ông với những người theo chủ nghĩa xã hội
không tưởng thế kỷ 19 như Saint-Simen, Owe là: các nhà không
tưởng lớn thuyết phục nhà vua và chính phủ tiếp nhận và thực thi
phương án xã hội lý tưởng của họ; Mác và Ăng-ghen phát hiện giai
cấp vô sản ngày càng đông có thể là đới thể vật chất của phong
trào xã hội chủ nghĩa trong tương lai, cho rằng thông qua đấu tranh
giai cấp, vũ trang giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính vô
sản, là cớ thể cải tạo xã hội. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác khiến
chủ nghĩa xã hội từ một ảo tưởng của nhà tư tưởng biến thành đòi
hỏi chính trị và thực tiễn xã hội của hàng ngàn triệu người, cuối
cùng trở thành một phong trào xã hội lớn mạnh. Ăng-ghen tuyên
bố chủ nghĩa xã hội đã từ không tưởng biến thành “khoa học”, và
đã viết một cuốn sách với đầu đề như vậy. Nhưng cái gọi là “khoa
học” là tính hữu hiệu của biện pháp, chứ không phải tính hiện thực
của mục tiêu, phần không tưởng trong mục tiêu của nó không có gì
thay đổi “chủ nghĩa xã hội khoa học” trở thành “chủ nghĩa xã hội
bạo lực”, khiến mấy thế hệ những người cộng sản bao gồm Lenin,