Đông Đức và Tây Đức được coi là tiền tiêu đối đầu giữa phe xã
hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa. Con cháu cụ Mác đã so
sánh kỹ lưỡng, sâu xa và lâu dài chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ
tư bản chủ nghĩa. Việc quan trọng hàng đầu của chế độ xã hội chủ
nghĩa là tịch thu xí nghiệp tư nhân, thực hiện chế độ công hữu và
kinh tế kế hoạch. Từ năm 1945, các chủ xí nghiệp (tức các nhà tư
bản ở Đông Đức) bắt đầu chạy sang Tây Đức. Đảng Xã hội Thống
nhất (Đảng cộng sản) Đức lúc đầu cho rằng để những phần tử tư
sản này bỏ đi hết là việc tốt, có thể làm trong sạch xã hội, giảm phe
phản đối, có lợi cho sự thống trị của Đảng, nên chẳng những không
ngăn cản, mà còn cấp giấy thông hành cho họ sang Tây Đức. Đến
năm 1961 đã có trên 2,7 triệu người bỏ đi. Về sau phát hiện, không
chỉ các nhà tư bản, mà cả những người trí thức như nhà khoa học,
giáo sư, bác sĩ và công nhân kỹ thuật đều chạy sang Tây Đức. Làn
sóng lưu vong này ngày càng dữ dội, trực tiếp de doạ sự tồn tại của
Đông Đức, thế là xây “bức tường Berlin”.
Trước ngày nước Đức thống nhất, thu nhập bình quân đầu người
ở Tây Đức gấp 4 lần Đông Đức.
Giá trị sản phẩm của Tây Đức chiếm 93% toàn bộ giá trị sản
phẩm của hai nước Đức, Đông Đức chỉ chiếm 7%. Sau ngày thống
nhất, Cộng hoà Liên bang Đức với tư cách Chính phủ trung ương
toàn nước Đức đã dành một khoản lớn chi viện đồng bào miền
Đông, có vai trò quyết định trong việc giúp đỡ nhân dân miền
Đông khắc phục khó khăn kinh tế, đẩy nhanh cải cách cơ cấu kinh
tế. Sau khi Đảng Xã hội Thống nhất Đức sụp đồ, Shabovski,
nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, phụ trách công tác tư tưởng trong
thời gian dài của đăng này đã nghiền ngẫm sâu sắc thất bại của