MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 256

Phỉ báng các nhà tư bản, coi họ như yêu ma, đẩy họ sang phương

Tây, khiến Đông Đức khi phát triển kinh tế không còn chỗ dựa,
không có người dẫn đầu lực lượng sản xuất tiên tiến. Đây là sự suy
ngẫm lại đầy đau khổ. So với Tây Đức, Đông Đức thừa gánh nặng
ý thức hệ và thiếu một tầng lớp quản lý. Một thừa một thiếu này là
cội nguồn khiến kinh tế Đông Đức không phát triển lên được, là
cội nguồn khiến Đông Đức mất đảng, mất nước, Chúng ta vẫn có
một thiên kiến tự cho là đúng đắn: tiêu diệt chế độ tư hữu, tước
đoạt tài sản của giai cấp tư sản là vì lợi ích của giai cấp công nhân.
Sự thật thế nào? Trong 20 năm sau khi xoá bỏ chế độ tư hữu (1957
-1978), do quản lý kém, các xí nghiệp sở hữu toàn dân của Trung
Quốc thua lỗ năm này qua năm khác, lương công nhân chẳng
những không được nâng cao, mà còn giảm 5,7%. Lương bình quân
hàng năm của công nhân từ 582 NDT năm 1957, giảm xuống còn
549 NDT năm 1978. Nhật Bản là nước tư bản chủ nghĩa bị chúng
ta coi là chế độ lạc hậu, họ không tước đoạt tài sản của giai cấp tư
sản, duy trì chế độ tư hữu, từ 1955 đến 1973, tiền lương của công
nhân viên các xí nghiệp 30 người trở lên nâng cao gấp gần 3 lần,
năng suất lao động nâng cao gấp 9 lần. Kết quả, tỉ lệ giá trị thặng
dư từ 314% năm 1955 nâng lên 443% năm 1970. Kết cực là nhà tư
bản và công nhân đều có lợi.

Nếu thật sự đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, trong 20

năm nâng lương công nhân lên gấp 3 lần, thì phải đoàn kết giai cấp
tư sản, bảo hộ chế độ tư hữu; chế độ tư hữu chẳng những liên quan
đến lợi ích của giai cấp tư sản, mà cũng gắn bó sống còn với lợi ích
của giai cấp công nhân.

Là một học thuyết cứu thế, chủ nghĩa xã hội bạo lực tuy được

truyền bá đã hơn 100 năm, dọc ngang nửa thế kỷ, nhưng cuối cùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.