chẳng cải tạo được một ngóc ngách nào trên thế giới, và đã biến
khỏi vũ đài lịch sử cùng với sự tan rã của Liên Xô: Một cuộc cách
mạng với chung cục tiêu diệt chế độ tư hữu, một chế độ xã hội với
đặc trưng loại bỏ lực lượng sản xuất tiên tiến đều không có tương
lai, dù dưới danh nghĩa đàng hoàng đến mấy. Giai cấp tư sản đại
diện lực lượng sản xuất tiên tiến và chế độ tư hữu dù bị hiểu lầm
đến đâu, bị coi là yêu quái đến mức nào, cuối cùng đều được loài
người chấp nhận. Loài người đã bất chấp những lời hò hét bình
đẳng và chính nghĩa, thoát khỏi xã hội cộng sản nguyên thuỷ, từng
bước đi tới vãn minh như vậy đấy.
Giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, là một
giai cấp không tiêu diệt nổi. “Tiêu diệt” rồi, lại phải mời họ quay
trở lại. Đó là bài học căn bản mà thất bại của Phong trào cộng sản
quốc tế để lại cho đời sau.
Chủ nghĩa xã hội dân chủ: Sự lựa chọn của loài người trong thế
kỷ 20 Từ năm 1836 đến năm 1852, nước Đức có đồng minh những
người cộng sản, một tổ chức công nhân bí mật chuẩn bị khởi nghĩa.
Lãnh lụ tư tưởng của tổ chức này “trong túi sẵn cầm nang c6 thể
xây dựng thiên đường trên trái đất”. Đó là đốm lứa của chủ nghĩa
cộng sản. Do lý luận không hoàn chỉnh, họ yêu cầu các nhà trí thức
Mác và Ăng-ghen giúp đỡ, thế là “Tuyên ngôn Đảng Cộng sán” ra
đời.
Sau khi được công bố năm 1848. “Tuyên ngôn tổng Cộng sản”
tuy đã làm chấn động tầng lớp thống trị các nước châu Âu, nhưng
không được quần chúng nhân dân tiếp nhận rộng rãi. Sau này ôn
lại tình hình lúc ấy, Ăng-ghen nói: “Tuyên ngôn, tuy được dịch
sang tiếng Anh, tiếng Pháp và nhiều thứ tiếng, nhưng nó không
ảnh hưởng gì tới các dân tộc khác”. “Từ năm 1852 khi người cộng