đảng mình. Với nỗi đau nước mất, đảng tan, ông nêu lên hai chân
lý khiến những người cộng sản rơi lệ:
Một là chế độ quốc doanh không bằng chế độ tư hữu. Trong
“khuôn khổ chế độ quốc doanh”, sự phát triển của kinh tế các nước
xã hội chủ nghĩa không bao giờ theo kịp các nước tư bản chủ
nghĩa, nói “chủ nghĩa xã hội là một hình thức năng suất lao động
xã hội cao hơn” là dối trá. Tính ưu việt của chế độ quốc doanh là
hư ảo, do các nhà lý luận nặn ra, chẳng hạn họ rất thích thao thao
bất tuyệt rao giảng: “công nhân làm việc trong xí nghiệp quốc
doanh là người chủ, làm việc cho mình; làm việc trong xí nghiệp tư
nhân là nô lệ của nhà tư bản, bị áp bức, bóc lột”. Thể nghiệm thực
tế của công nhân Đức là: “lâm chủ” trong nhà máy quốc doanh ở
Đông Đức, mỗi tháng được 500 mác, sang xí nghiệp tư nhân Tây
Đức “chịu áp bức, bóc lột”, mỗi tháng được 2.000 mác. Những
người công nhân “bỏ phiếu bằng chân”, chạy sang Tây Đức, thà
chịu “áp bức bóc lột” để được 2.000 mác, chứ không ở lại Đông
Đức “làm chủ”.
Hai là xã hội không thể thiếu các nhà tư bản. Chân lý “khiến
người ta rơi nước mất” này là điều những người cộng sản không
muốn tiếp nhận nhất, nhưng lại buộc phải chấp nhận, chừng nào họ
không muốn bị nhân dân và lịch sử vứt bỏ như Đảng Xã hội Thống
nhất Đức. Nhà tư bản là ai? Là tầng lớp quản lý đời sống kinh tế xã
hội. Nixon cho rằng: “45 năm hoà bình ở Đông Âu, chủ nghĩa cộng
sản chà đạp tầng lớp quản lý còn nghiêm trọng hơn 5 năm chiến
tranh ở Tây Âu (thế chiến 2). Các nước Đông Âu thiếu các giám
đốc cấp cao, kế toán trưởng và các nhân tài chuyên môn khác làm
cho đòn bẩy tư bản chủ nghĩa phát huy tác dụng”.