sản Koren bị kết án đã kết thúc giai đoạn đầu của phong trào công
nhân độc lập Đức”. Từ đó đã đánh dấu chấm hết giai đoạn đầu của
phong trào công nhân Đức dưới ngọn cờ chủ nghĩa cộng sản.
Sau thất bại của cách mạng châu Âu năm 1849, Chủ nghĩa xã hội
ở Đức chỉ có thể tồn tại bí mật. Đến năm 1862, học trò của Mác là
Lassall, mới nêu ngọn cờ xã hội chủ nghĩa. Như chúng ta đã thấy.
Chủ nghĩa xã hội của Lassall rất ôn hoà. Nhưng sự xuất hiện của
nó trên vũ đài lại đánh dấu khởi điểm phát triển chủ nghĩa xã hội
Đức giai đoạn 2. (Mai Lâm: “Truyện Các Mác”, trang 396)
Để thay đổi tình trạng lý luận cao siêu ít người theo kịp, ngày
17-11-1852. Mác và Ăng-ghen đã giải tán Đồng minh những người
cộng sản, hai ông không thành lập Đảng Cộng sản, mà chuyển
sang ủng hộ phong trào xã hội chủ nghĩa ôn hoà của Lassall. Đây
là chuyển biến lớn của Mác và Ăng-ghen về chính trị, từ người
cộng sản sang người dân chủ xã hội. Dưới sự chỉ đạo của hai ông,
tháng 8-1869, Đảng Dân chủ Xã hội Đức - chính đảng xã hội chủ
nghĩa đầu tiên trên thế giới - ra đời. Đây là giai đoạn 2 của phong
trào công nhân Đức, giai đoạn chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Vì sao gọi là chủ nghĩa xã hội dân chủ? Người sáng lập Đảng
Dân chủ Xã hội Đức Liebknecht giải thích:
“Chủ nghĩa xã hội không có dân chủ là chủ nghĩa xã hội tưởng
tượng chủ quan, cũng như dân chủ không có chủ nghĩa xã hội là
dân chủ giả dối. Nhà nước dân chủ là hình thức xã hội duy nhất có
thể được tổ chức theo nguyên tác của chủ nghĩa xã hội. Chính vì
chúng ta đã làm rõ mối quan hệ không thể tách rời giữa chủ nghĩa
xã hội và dân chủ, chúng ta mới gọi mình là những người dân chủ
xã hội. Tên gọi nảy bao gồm cương lĩnh của chúng ta”. (Toàn tập
Mác-Ăng-ghen, quyển 21, trang 241)