thế bởi từ “chủ nghĩa xã hội”. Mác không còn cố chấp về cách
mạng bạo lực, ông đề ra hai con đường cải tạo xã hội tư bản chủ
nghĩa:
Tổ chức của công nhân không thể hoàn toàn giống nhau về mọi
chi tiết, ở Newburgh cũng như Barcelona, London cũng như
Berlin. Chẳng hạn ở nước Anh, con đường biểu hiện sức mạnh
chính trị của mình đã mở ra trước giai cấp công nhân. Phàm những
nơi lợi dụng tuyên truyền hoà bình có thể đạt mục đích trên nhanh
hơn, đáng tin cậy hơn, tổ chức khôi nghĩa là không sáng suốt. Ở
Pháp, những pháp lệnh bức hại nhiều không kể xiết và cuộc đối
kháng một mất một còn giữa các giai cấp xem ra sẽ khiến cuộc
chiến tranh xã hội tức kết cục bạo lực là không tránh khỏi. Nhưng
việc đạt kết cục đó bằng phương thức gì phái do giai cấp công
nhân nước đó quyết định. Quốc tế sẽ không ra bất cứ mệnh lệnh
nào, thậm chí chưa chắc đã đưa ra kiến nghị nào về vấn đề này.
(Phát biểu của Mác với phóng viên báo “Le Monde“ ngày 3-7-
1871) Sau cuộc huyết chiến giữa Công xã Paris và Chính phủ tư
sản Pháp năm 1871, giai cấp tư sản châu Âu nói chung thực hiện
chính sách nhượng bộ đối với giai cấp công nhân, khiến Mác và
Ăng-ghen thấy rõ hơn khả năng quá độ hoà bình lên chủ nghĩa xã
hội, thế là hai ông nhiều lần nói về quá độ hoà bình, khiến học
thuyết của họ toàn diện hơn, càng phản ánh được đời sống thực tế
trong các nước châu Âu. Phát biểu trước cuộc mít tinh quần chúng
ở Amsterdam ngày 8-9-1872, Mác đã nói với công nhân và những
người ủng hộ Chi bộ Hà Lan thuộc Hiệp hội công nhân quốc tế:
“Chúng tôi hiểu phải tính tới chế độ, phong tục và truyền thống
của các nước; chúng tôi cũng không phủ nhận ở một số nước như
Mỹ, Anh - và nếu như tôi hiểu rõ hơn chế độ của các bạn, có lẽ có