đáng tiếc của Phu-ki-ê Tanh Vin trong phiên toà đã kết án tử hình La-voa-di-
[37]
“Chính phủ cộng hoà không cần đến những nhà bác học”.
Hoặc giả ít ra cũng có thể cho ông bà Qui-ri mượn một phòng làm
việc thích hợp trong bấy nhiêu tòa nhà thuộc trường Xoóc-bon? Nghe chừng
không được. Sau nhiều lần chạy vạy vô ích, Pi-e và Ma-ri lại trở về điểm
khởi đầu, nghĩa là về trường Vật lý nơi Pi-e đang dạy và cái xưởng nhỏ mà
Ma-ri đã từng làm những thí nghiệm đầu tiên. Xưởng trông ra một cái sân,
bên kia sân có một cái lồng bằng gỗ, một cái nhà xe bỏ trống, mái lồng kính
đã trong tình trạng tồi tàn đến nỗi nước mưa giột vào nhà y như ngoài sân.
Khi xưa, trường đại học Y khoa dùng nơi này làm phòng mổ xác nhưng đã
lâu rồi, ngay dùng để tử thi cũng không đáng. Không có sàn. Nền đất chỉ phủ
một lớp nhựa đường mỏng. Đồ đạc vỏn vẹn vài chiếc bàn làm bếp ọp ẹp,
một cái bảng đen không hiểu tại sao lại lạc đến đây, một cái lò gang cũ, ống
thông hơi đã gỉ.
Một người thợ có lẽ cũng không thèm làm ở đây. Vậy mà Pi-e và
Ma-ri vẫn thản nhiên chịu đựng. Cái nhà xe ấy có một ưu điểm, trông nó tiều
tuỵ quá, đổ nát quá nên chẳng ai nghĩ đến việc từ chối cho hai vợ chồng
hoàn toàn sử dụng.
Hiệu trưởng trường Vật lý xưa nay vẫn lưu ý đến Pi-e chắc cũng ân
hận là không có gì hơn để cho Pi-e mượn cả. Dù sao, nhà trường cũng không
giao cho hai nhà bác học một nơi nào khác. Pi-e và Ma-ri quá mừng vì
không phải ra đứng đường với những dụng cụ của mình, cám ơn nói:
“Thế là được rồi. Chúng tôi sẽ thu xếp sau”.
Giữa lúc họ tiếp nhận cái nhà xe thì có thư trả lời từ nước Áo. Những
tin vui. Thật may, xỉ quặng đã lọc hết muối U-ra-ni chưa bị phân tán mà vẫn
còn chất đống ở ven mỏ Gio-Khin-xthan, trên một khoảnh đất bỏ không,
trồng đầy thông.
Nhờ có giáo sư Xu-ét và Viện hàn lâm khoa học Viên xin hộ, Pi-e và
Ma-ri được chính phủ Áo tặng một tấn xỉ, “cho hai người từ cung trăng
xuống hay sao mà lại cần cái của đó”. Sau này, nếu họ cần nhiều hơn nữa,
mỏ sẽ nhượng thêm cho họ với những điều kiện hời nhất.