MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 146

Nhà nữ bác học bị bệnh lao mới chớm, chắc không dám khoe với bác

sĩ về cách điều trị của mình.

Về sau, Ma-ri viết:

“Dạo đó, chúng tôi không có tiền, không có phòng thí nghiệm và

không có người giúp việc trong công trình quan trọng và khó khăn ấy. Hầu
như chúng tôi đã làm tất cả với hai bàn tay không. Nếu xưa kia anh Ca-di-
mia Du-xki đã từng gọi những năm tôi còn là sinh viên, là “những năm trời
anh dũng của cô em vợ” thì nay cũng có thể nói không quá rằng thời gian ấy
đối với Pi-e và tôi “cũng là thời gian anh dũng trong cuộc sống chung của
hai người”.

Chính trong cái nhà xe tiêu điều ấy mà chúng tôi đã sống những năm

tháng tốt đẹp, hạnh phúc nhất, hoàn toàn dốc vào công việc. Nhiều khi tôi
nấu ăn tại đây để khỏi phải dừng một vài thao tác đặc biệt quan trọng. Có
khi suốt ngày đứng quấy một chất đang sôi với một thanh sắt cao ngang tầm
người, tối về cứ là mệt rã ra”.

Đó là điều kiện làm việc của hai vợ chồng nhà bác học Qui-ri, những

năm từ 1898 đến 1902.

Năm đầu, Pi-e và Ma-ri cùng tiến hành việc tách riêng hai chất Pô-lô-

ni và Ra-đi và nghiên cứu sự phóng xạ của hai kim loại này.

Sau đó, hai người thấy cần phải phân công. Pi-e cố đi sâu vào những

đặc tính của Ra-đi, làm quen với kim loại mới này. Ma-ri tiếp tục lấy từ
trong quặng ra muối Ra-đi nguyên chất. Thế là Ma-ri nhận phần việc nặng
nhọc hơn. Trong nhà xe, Pi-e say sưa làm các thí nghiệm tinh vi. Ngoài sân,
Ma-ri choàng cái tạp dề cũ, mắt cay sè vì khói, một mình làm công việc của
cả một nhà máy.

Bà viết:

“Dần dà, tôi nhận thấy phải chế biến mỗi lần 20kg nguyên liệu. Nhà

xe bày đầy những lọ to đựng chất kết tủa và chất lỏng. Khuân những lọ ấy,
đổ từ cái này sang cái kia, rồi đứng hàng giờ quấy các chất đang sôi trong
một chảo gang thật là một việc nặng nhọc”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.