tìm tài liệu.
Có hề chi! Vầng trán rộng và cái nhìn kiên nghị kia vẫn cứ cặm cụi,
bám lấy các dụng cụ bát sứ dùng để nghiên cứu.
Năm 1902, bốn mươi nhăm tháng sau cái ngày mà vợ chồng bác học
báo tin rằng chất Ra-đi có thể có trong tạo hoá, Ma-ri cuối cùng cũng giành
thắng lợi trong cuộc chiến tranh tiêu hao ấy. Bà đã chế ra được một đề-xi-
gam Ra-đi nguyên chất và lần đầu tiên, tìm ra trọng lượng nguyên tử của
chất mới đó là 225.
Những nhà bác học hoài nghi – đến nay lúc này vẫn hãy còn một vài
người – chỉ cúi đầu trước sự việc trước quyết tâm phi thường của một phụ
nữ.
Chất Ra-đi chính thức được xác nhận.
*
* *
Đã chín giờ tối, Pi-e và Ma-ri lúc này đang ở nhà đằng đại lộ Kê-léc-
man. Nơi đây thật hợp với hai nhà bác học. Từ ngoài đường nhìn vào, qua ba
hàng cây che mất nửa ngôi nhà, chỉ còn trông thấy một bức tường buồn tẻ,
một cửa ra vào nhỏ bé. Nhưng sau căn nhà một tầng gác ấy có một mảnh
vườn xinh xắn rất tĩnh mịch. Và vượt khỏi “hàng rào” ở cổng Giăng-ti-I là có
thể đạp xe ra ngoại ô, đến với rừng thưa.
Cụ Qui-ri quay về phòng riêng, Ma-ri tắm rửa cho con gái xong đã
đưa nó đi ngủ và ngồi một lúc lâu bên chiếc giường nhỏ. Tối nào cũng vậy,
đã thành lệ, I-ren không thấy mẹ bên cạnh, cứ luôn tiếng gọi “mẹ”, thế là
Ma-ri đành chiều theo ý của đứa bé mới bốn tuổi, lên gác đến ngồi ở đầu
giường con, trong bóng tối, cho tới khi tiếng đứa bé nhường dần cho nhịp
thở đều đều. Lúc này Ma-ri mới xuống dưới nhà, Pi-e đang sốt ruột đợi.
Pi-e đi bước một trong phòng, Ma-ri đem cái yếm đang khâu dở cho
I-ren, ngồi viền tiếp. Từ khi sinh I-ren, Ma-ri không bao giờ mua quần áo
may sẵn cho con gái. Đối với bà, đó gần như một nguyên tắc. Ma-ri thấy các
quần áo ấy quá diêm dúa và bất tiện. Hồi Brô-ni-a còn ở Pa-ri chị đã cùng
với em cắt áo cho cháu bé, theo mẫu do hai người nghĩ ra. Giờ đây, Ma-ri