MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 158

Hai vợ chồng Qui-ri cắm cúi trên những sách giáo khoa, đặt thêm

đầu đề toán cho học sinh, hoàn chỉnh các thí nghiệm làm trong lớp. Pi-e bây
giờ dạy hai môn và hướng dẫn cho hai lớp sinh viên thực hành. Ma-ri mới
vào nghề sư phạm ở Pháp, nên phải cố gắng hết sức để chuẩn bị giáo trình và
sắp xếp cho các nữ sinh thực tập. Bà có những phương pháp mới và soạn
những bài giảng độc đáo đến nỗi ông Luy-xiêng Poăng-ca-rê, hiệu trưởng
trường đại học cũng phải ngạc nhiên và khen ngợi. Tính Ma-ri vẫn như vậy:
đã làm gì thì phải đến nơi đến chốn.

Thật lãng phí bao nhiêu sức lực và thời giờ đáng lẽ phải dùng vào

việc “chính”: mỗi tuần Ma-ri phải mấy chuyến vào Xe-vrơ, tay xách cặp dày
cộm bài học sinh, tàu điện chậm đến sốt ruột lại còn phải đứng đợi trên vỉa
hè hàng nửa giờ. Pi-e thì cứ như con thoi từ phố Lô-mông đến phố Qui-vi-ê,
lên lớp lý-hoá-sinh rồi từ phố Qui-vi-ê về phố Lô-mông, nơi nhà xe. Vừa
mới bắt đầu thí nghiệm lại phải bỏ đấy để đi hỏi bài những nhà vật lý trẻ.

Trước đây, Pi-e đã hy vọng đến đây sẽ có phòng thí nghiệm. Nó sẽ an

ủi tất cả! Nhưng không… Lớp lý-hoá-sinh, chỉ được sử dụng hai phòng rất
nhỏ. Lần này, Pi-e thất vọng đến nỗi, mặc dầu tính vốn không hay đòi hỏi,
ông vẫn thử đề nghị được một nơi rộng hơn. Vô ích. Sau này Ma-ri viết:

“Ai đã từng qua cảnh chạy vạy như thế, đều biết những khó khăn tài

chính và hành chính thường vấp và đều phải nhớ bao nhiêu đơn từ, bao
nhiêu lượt thăm hỏi và khiếu nại mới giành được mối thuận lợi nhỏ bé.
Những việc đó làm Pi-e Qui-ri rất mệt và nản”.

Hiệu suất làm việc và đến cả sức khoẻ của hai nhà bác học đều bị ảnh

hưởng, Pi-e mệt mỏi đến nỗi thấy cần phải giảm ngay số giờ làm việc. Vừa
đúng lúc đó thì nghề giáo sư khoáng vật học ở Xoóc-bon lại khuyết, Pi-e,
tác giả của một số học thuyết có giá trị về tinh thể học, đương nhiên là người
thích hợp hơn cả với nhiệm vụ ấy. Ông đưa đơn. Một người nữa cũng xin, và

người ấy được bổ nhiệm. Xưa kia, Mông-te-nhơ

[39]

đã từng nói:

“Với một tài năng lớn và một tính khiêm tốn lớn hơn nữa, người ta

có thể một thời gian dài, không được ai biết đến!”

Bạn bè tìm hết cách giúp Pi-e tiến tới cái ghế giáo sư khó vời ấy.

Năm 1902, giáo sư Mát-xca giục Pi-e tiến cử vào viện Hàn lâm khoa học.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.