Ma-ri viết:
“Tác dụng của Ra-đi trên da được bác sĩ Đô-lốt, ở bệnh viện Xanh
Lu-I nghiên cứu đi đến những kết quả phấn khởi, biểu bì đã bị chết một
phần, lại tái sinh lành lặn như cũ”.
Chất Ra-đi có ích – rất có ích.
Kết quả trực tiếp của sự khám phá đó đã rõ ràng. Nguyên tố mới này,
không chỉ còn thuộc lĩnh vực thí nghiệm, nó đã thành cần thiết và có lợi.
Một nền công nghiệp Ra-đi sắp ra đời.
Pi-e và Ma-ri trông nom cho bước khởi đầu của công nghệ ấy. Họ tự
tay làm ra – phần lớn do Ma-ri – một gam Ra-đi đầu tiên chế hóa từ tám tấn
xỉ pếch-blen ở nhà xe trường Vật lý, theo một phương pháp tự đặt ra. Dần
dần những tính chất của Ra-đi kích thích óc sáng kiến của giới khoa học, hai
vợ chồng Qui-ri được nhiều cộng tác có hiệu quả để tổ chức sản xuất qui mô.
Việc chế biến quặng theo quy mô lớn bắt đầu dưới sự điều khiển của
Ăng-đrê Đơ-biếc-nơ, ở tổng công ty Hóa chất, công ty này nhận làm giúp
không lấy lãi. Năm 1902, Hàn lâm viện khoa học trợ cấp cho ông bà Qui-ri
hai mươi nghìn phơ-răng “để khai thác các chất phóng xạ”, nhờ đó có thể bắt
tay ngay vào việc tinh chế năm tấn quặng.
Năm 1904, một nhà kĩ nghệ Pháp khôn ngoan lá Ác-mê Đờ-lin nghĩ
đến xây dựng một nhà máy sản xuất Ra-đi dùng trong y học để chữa các u ác
tính. Pi-e và Ma-ri được một gian nhà ở liền nhà máy để tiến hành những
việc mà nhà xe ghép ván chật hẹp không cho phép. Ông bà Qui-ri đào tạo ra
những cộng tác viên như Hô-dơ-panh và Giắc-đan. Hai người này được giao
việc khai thác chất quý đó.
Gam Ra-đi đầu tiên được Ma-ri nâng niu gìn giữ. Sau này bà sẽ tặng
lại phòng thí nghiệm. Từ trước đến nay và mãi mãi về sau nó chỉ có thể đánh
giá bằng sức lao động tận tuỵ của Ma-ri mà thôi. Và khi bà Qui-ri không còn
nữa, gam Ra-đi ấy vẫn sẽ là tượng trưng rực rỡ cho một sự nghiệp vĩ đại và
một khoảng thời gian anh dũng của hai cuộc đời.
Những gam Ra-đi sản xuất sau đó có một giá trị khác: giá một cáng.
Trên thị trường, nó là chất đắt nhất thế giới, mỗi gam tới bảy trăm năm mươi
nghìn phơ-răng vàng.