MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 176

- Cố nhiên.

Pi-e tiếp:

- Hai là ta có thể coi mình như những người chủ, những người “sáng

chế” ra Ra-đi. Nếu vậy, trước khi công bố cách chế hóa pếch-blen, em phải
lấy bằng sáng chế các kĩ thuật ấy để bảo đảm bản quyền của chúng ta về việc
chế tạo Ra-đi trên thế giới.

Pi-e cố sức mới trình bày câu chuyện cho khách quan. Giọng nói

thoáng một vẻ khinh thị kín đáo, khi nhắc đến những lời mà ông không quen
như “bằng sáng chế”, “bảo đảm bản quyền”.

Ma-ri suy nghĩ vài giây, rồi nói:

- Không được. Như thế trái với tinh thần khoa học.

Pi-e nhấn thêm:

- Anh cũng nghĩ thế, nhưng anh không muốn rằng chúng ta quyết

định vấn đề này một cách vội vàng. Cuộc sống của chúng ta khổ cực, e rằng
còn khổ cực nữa. Và chúng ta có một con gái… có thể còn những đứa con
khác nữa. Đối với con cái, đối với chúng ta, bằng sáng chế nghĩa là nhiều
tiền, giàu có… đảm bảo một cuộc sống đủ tiện nghi, không vất vả như hiện
nay.

Rồi Pi-e mỉm cười nói tới điều duy nhất nếu thiếu đối với ông thật là

chua xót.

- Chúng ta lại còn có thể có một phòng thí nghiệm đàng hoàng.

Đôi mắt Ma-ri chăm chú, Ma-ri thoáng nghĩ đến quyền lợi, đến

những phần thưởng vật chất, nhưng gần như tức khắc, bà gạt bỏ ý nghĩ đó.

- Những nhà vật lý thường cho in trọn vẹn các công trình nghiên cứu

của họ. Nếu phát minh của chúng ta sau này có giá trị thương mại thì đó là
cái ngẫu nhiên mà chúng ta không thể lợi dụng. Và chất Ra-đi sắp được dùng
để chữa bệnh… không thể lạm dụng nó để mưu lợi.

Nào Ma-ri có hề định thuyết phục chồng. Pi-e chỉ nói đến bằng sáng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.