man: Ăng-đrê Đờ-biếc-nơ, Giăng Pe-ranh và vợ - là bạn thân của Ma-ri,
Gioóc Uya-banh, Pôn Lăng-giơ-vanh, Ê-đê Cốt-tông, Gioóc-xa-nhắc, Sắc-lơ
E-đu-a Guy-ôm, vài nữ sinh ở trường sư phạm Xe-vrơ... toàn là những nhà
bác học!
Buổi trưa Chủ nhật, nếu đẹp trời, họ tụ tập ngoài vườn, Ma-ri ngồi
khâu, dưới bóng mát, bênh cạnh cái xe đẩy đặt bé E-vơ, vẫn theo dõi câu
chuyện chung, mà đối với chị em khác thì nó bí ẩn như một cuộc bàn cãi
bằng tiếng Ả-rập.
Đây là giờ truyền miệng những tin mới nhất, những tiết lộ hồi hộp về
các tia “an-pha”, “bê-ta”, “gam-ma” của Ra-đi, Pe-ranh, Uya-banh, Đờ-biếc-
nơ hăng say bàn cãi về nguyên nhân của năng lượng do Ra-đi tỏa ra. Muốn
giải thích hiện tượng ấy, phải từ bỏ hoặc nguyên lý Các-nô, hoặc nguyên lý
bảo toàn nguyên tố. Pi-e nêu giả thuyết về sự thoát biến phóng xạ, nhưng
Uya-banh khăng khăng phản đối, và ra sức bênh vực luận điểm của mình.
Còn công trình của Xa-nhắc đến đâu rồi? Và có gì mới về các thí nghiệm của
Ma-ri về trọng lượng nguyên tử của Ra-đi?
Ra-đi! Ra-đi! Ra-đi!... Tiếng nói màu nhiệm ấy lặp đi lặp lại như một
điệp khúc, từ miệng người này qua miệng người nọ, đôi khi Ma-ri không
khỏi băn khoăn, luyến tiếc: Sự tình cờ đã sắp đặt sai mọi việc, khi làm cho
Ra-đi trở thành một chất kỳ diệu, còn Pô-lô-ni (có nghĩa là Ba Lan) – mà hai
nhà vật lý khám phá ra đầu tiên – thì chỉ là một chất không “ổn định” và giá
trị thứ yếu. Lòng yêu nước của người phụ nữ Ba Lan này mong mỏi biết bao
cái chất “Pô-lô-ni” đó giành được vinh quang cho tên gọi tượng trưng của
nó.
Thỉnh thoảng cũng có những lời thường tình xen lẫn vào các cuộc
trao đổi cao siêu ấy. Cụ bác sĩ Qui-ri nói chuyện chính trị với Đờ-biếc-nơ và
Lăng-giơ-vanh. Uya-banh thân mật bông đùa, chê cái áo dài của Ma-ri là
khắc khổ quá, trách bà ít chịu làm dáng và Ma-ri ngồi nghe, hơi ngỡ ngàng
trước lời phê bình bất ngờ đó. Giăng Pe-ranh đang bàn về nguyên tử và “thế
giới vô cùng nhỏ”, ngẩng mặt hào hứng lên trời, và vốn là một người say mê
âm nhạc Vác-n
e
[44]
Richard Vegner-NS) cất tiếng hát vang những trích
đoạn trong các vở nhạc kịch “Vùng sông Ranh” hoặc “Những thầy dạy hát”.
Ở cuối vườn, hơi xa một tí, ba đứa trẻ quây quần nghe bà Pe-ranh kể chuyện
cổ tích – con gái A-lin, thằng Phrăng-xít, hai đứa con bà, và I-ren bạn của
chúng.
Chẳng ngày nào hai gia đình Pe-ranh và Qui-ri lại không gặp nhau.