MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 248

nhân tăng lên khủng khiếp, đồng thời đã làm nẩy sinh như một phản ứng,
lòng ham muốn cứu vãn tất cả cái gì đó có thể cứu được, và tìm mọi cách
giành giật và che chở sinh mạng con người.

Điều mà lúc đầu tưởng là khó đã trở thành dễ và có ngay giải pháp.

Dụng cụ và người sử dụng được nhân lên, ngày càng nhiều. Người

chưa biết thì học. Kẻ thờ ơ trở nên tích cực. Như có phép lạ, phát minh khoa
học đã chinh phục xong lĩnh vực hoạt động tự nhiên của nó. Khoa học chữa
bệnh bằng Ra-đi, áp dụng những tia phát ra bởi các chất Ra-đi vào y học,
cũng sẽ tiến triển như vậy

Nên kết luận thế nào đây về sự việc không ngờ đó đã đến với những

quang tuyến mà khoa học mới phát minh ra cuối thế kỷ 19? Rõ ràng là nó
làm ta thêm tin tưởng sâu sắc vào sự tìm tòi vô tư, càng thêm trân trọng và
khâm phục sự tìm tòi đó”.

Khó mà nhận ra đâu là những sáng kiến của Ma-ri Qui-ri và tầm quan

trọng của nó trong quyển sách kỹ thuật khô khan trên. Toàn một cách nói
không xưng tên, một niềm khăng khăng tự xóa mình, giấu mình trong bóng
tối! Đối với Ma-ri, cái “tôi” không chỉ đáng ghét, cái “tôi” không có. Công
trình của bà hình như tạo ra do những thế lực bí ẩn, lúc thì bà gọi là “tổ chức
y tế”, lúc thì là “người ta” hay quá đi nữa là “chúng tôi”. Sự khám phá ra
chất Ra-đi cũng lẩn trong câu “những quang tuyến mà khoa học mới phát
minh vào cuối thế kỷ thứ 19”. Và nếu buộc lòng phải nói đến mình, thì người
viết cố hòa lẫn trong quần chúng vô danh:

“Cũng muốn phục vụ như rất nhiều người khác, việc quốc phòng

trong những năm vừa qua, tôi đã hướng ngay về ngày điện quang”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.