MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 252

Việc nhà sử học Xô-nhê-bôt và nhà sinh vật học Luy-La-pích tìm ra

được thôn Lác-cu-ét này năm 1895, dưới con mắt giới giáo sư đại học cũng
quan trọng như Crit-xtôp Cô-lôm tìm ra châu Mỹ. nó cũng trở thành một cái
trại của những nhà bác học mà một nhà báo hóm hỉnh gọi là “Pháo đài khoa
học”. Ma-ri đến sau, trước còn ở nhà dân, sau thuê và cuối cùng mua hẳn
một cái nhà nhỏ ở đây. Bà đã chọn một nơi khuất nẻo nhất, một nơi hóng gió
nhất nhìn ra một khoảng biển êm lặng có rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ ngăn
không cho sóng ngoài khơi vỗ tới bờ.

Ma-ri xưa nay vốn thích loại nhà “đầu sóng ngọn gió”. Những nơi

nghỉ hè mà bà thường thuê hoặc sau này bà cho xây dựng thường đều chung
một điểm: giữa một khoảnh đất rộng, một ngôi nhà nhỏ bé. Buồng ở có thể
tiều tụy, với ít đồ đạc sơ sài, nhưng quang cảnh thì tuyệt đẹp.

Người qua lại thưa thớt mà Ma-ri thường gặp mỗi buổi sáng – bà lão

lưng khom, bác nông dân cục mịch và trẻ con, cười để lộ mấy cái răng sún,
đều niềm nở chào Ma-ri với giọng địa phương kéo dài từng tiếng chậm rãi:
“chào bà Qui-ri”. Ma-ri cũng chào lại theo cách nói của vùng này: “chào cụ,
chào ông”. Không phải ngẫu nhiên, và cũng không vì phát minh ra chất Ra-
đi mà dân ở đây quý mến Ma-ri. Đó là vì họ đã nhận thấy về tính tình, nếp
sống, bà không khác gì một chị em nông dân vậy.

Vùng nghỉ mát của Ma-ri và các bạn đồng nghiệp của bà gồm mười

một nóc nhà.

Nơi tập họp, là một túp lều thấp lè tè; tầm xuân, lạc tiên và nho dại

leo phủ kín cả nóc. Một cái vườn thoai thoải trồng hoa đủ màu sắc. Giáo sư
đại học đến ở đây, là cụ Xê-nhô-bôt một ông già bảy mươi tuổi người bé
nhỏ, rất nhanh nhẹn, hơi gù, lúc nào cũng khoác bộ com-lê trắng có vạch
đen, vá nhiều chỗ và đã ngã màu vàng. Dân vùng này gọi là cụ “Xê-nhô”,
còn bạn bè cùng đến đây nghỉ mát thì gọi đùa là “quan ba”. Suốt đời sống
độc thân cụ được tất cả những người xung quanh quý mến.

Từ nhà Ma-ri đến nơi tập hợp phải xuống một cái dốc quanh co,

ngoằn ngoèo. Mươi mười lăm người đã có mặt ở đây và đang đi lại đợi
xuống thuyền chèo ra các cù lao. Trông họ chẳng khác gì một đoàn người di
cư hoặc một đội nghệ sĩ dân gian sống lang thang, nay đây mai đó. Và Ma-ri
như vào một môi trường hòa hợp, không làm ai ngạc nhiên gì cả.

Ma-ri đội cái mũ vải đã bạc màu, mặc một cái váy cũ, một cái áo

choàng, kiểu rất xưa, đưa thợ may trong làng chữa lại, không ra áo nữ cũng
chẳng thành áo nam, chân không tất chỉ đi đôi dép nhẹ. Bên cạnh một cái túi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.