MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 257

CHƯƠNG XXIII

CHÂU MỸ

Một buổi sáng tháng năm 1920, một phụ nữ nhỏ nhắn, mảnh khảnh

chân đi tập tễnh do một tai nạn từ bé bước vào Viện Ra-đi-om. Đó là bà Mê-
lô-nây chủ bút một tờ thời báo lớn ở Niu-Yoóc. Nhìn thân hình bên ngoài
khó mà đoán được đó là một phụ nữ hoạt động tháo vát. Tóc hoa râm, khuôn
mặt xanh xao, rất đẹp, đôi mắt đen to, thơ mộng. Giọng run run, người khách
hỏi chị thường trực không biết bà Qui-ri có nhớ buổi hẹn gặp mặt hôm nay
không….

Buổi hẹn này, bà Mê-lô-nây mong đợi nó từ lâu. Bà là một trong

những người khâm phục và ngưỡng mộ cuộc đời và sự nghiệp của Ma-ri
Qui-ri. Và vì còn là một phóng viên nổi tiếng, bà đã tìm mọi cách để dến gần
con người mà mình chiêm ngưỡng.

Sau rất nhiều lần xin phỏng vấn không kết quả, nhà báo Mỹ nhờ một

bác sĩ quen thân, gửi Ma-ri bức thư khẩn khoản sau đây:

… “Cha tôi là một thầy thuốc, vẫn từng nói rằng không thể thổi phồng

tầm quan trọng, chẳng có gì đáng kể của con người. Nhưng đối với tôi, từ
hai mươi năm nay, bà là một nhân vật quan trọng. Và chỉ xin bà cho được
gặp vài phút
”…

Ngày hôm sau, bà được Ma-ri Qui-ri tiếp ở phòng thí nghiệm của nhà

bác học.

Về sau, bà Mê-lô-nây viết:

Cửa mở, một người đàn bà bước vào, xanh xao và nhút nhát. Tôi

chưa từng thấy một vẻ mặt buồn đến vậy. Bà mặc một cái áo vải bông đen,
khuôn mặt rất đẹp, dịu dàng và kiên nhẫn, biểu lộ một vẻ lơ đãng, thoát tục
của những người suốt đời cống hiến cho khoa học. Tôi bỗng có cảm giác
như mình đến quấy rầy.

Thế là tôi trở nên nhút nhát hơn cả bà Qui-ri nữa. Từ hơn hai chục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.