năm, tôi là một nhà báo chuyên nghiệp. Nhưng đứng trước người đàn bà yếu
ớt mặc đồ đen đó, tôi không hỏi được một câu nào. Tôi ấp úng, thanh minh
rằng phụ nữ Mỹ rất chú ý đến sự nghiệp lớn lao của bà, như để xin lỗi vì sự
tò mò của mình.
Muốn làm cho tôi ngạc nhiên, Ma-ri Qui-ri nói về chuyện châu Mỹ:
– Nước Mỹ có 50 gam Ra-đi – bà nói – Bốn ở Ban-ti-mo, sáu ở
Đăng-ve, bảy ở Niu-Yoóc.
– Thế còn ở Pháp? – Tôi hỏi.
– Phòng thí nghiệm của tôi chỉ có hơn một gam Ra-đi thôi.
– Bà chỉ có một gam Ra-đi thôi à?
– Tôi ấy à? Tôi chẳng có gì cả. Gam Ra-đi ấy là của phòng thí
nghiệm.
Tôi quay sang nói về bằng sáng chế, về những quyền lợi đáng ra đã
làm cho bà trở thành rất giàu. Bà bình thản nói:
– Chất Ra-đi không được làm giàu ai cả. Nó thuộc sở hữu của
mọi người.
– Nếu bà có thể nêu lên một vật gì mà bà muốn có trên thế giới
này, bà sẽ chọn cái gì?
Câu hỏi thật ngớ ngẩn – nhưng có một hậu quả không ngờ… Trong
tuần đó, tôi được biết là trên thị trường một gam Ra-đi có giá mười vạn đô-
la. Tôi cũng biết phòng thí nghiệm của bà Qui-ri mới xây dựng, đang thiếu
phương tiện và số Ra-đi dự trữ ở đó chỉ đủ để làm những ống khói tỏa Ra-đi
dùng để chữa bệnh mà thôi”.
Bà Mê-lô-nây không khỏi ngạc nhiên sửng sốt. Bà đã đi thăm những
phòng thí nghiệm đồ sộ của nước Mỹ, nhất là ở E-đi-sơn, giống như một lâu
đài. Bên cạnh những công trình nguy nga ấy viện Ra-đi-om của nước Pháp,
tuy mới làm nhưng trông thật thiểu não.
Người nữ phóng viên Mỹ cũng đã từng biết những nhà máy ở Pít-