để mua số lượng Ra-đi cần thiết cho công cuộc điều trị bệnh ung thư.
Viện Ra-đi-om Vác-xô-vi được khánh thành ngày 29 tháng 5 năm
1932 đánh dấu thành công mỹ mãn về sự nghiệp chung của Ma-ri, Brô-ni-a
và nhà nước Ba Lan. Từ mấy tháng trước, viện đã nhận bệnh nhân đến điều
trị theo phương pháp Qui-ri.
Đó là lần cuối cùng Ma-ri về Ba Lan, thăm lại những phố cũ của
thành phố quê hương, dòng sông Vít-xtuyn mà mỗi lần Ma-ri đều ngắm với
lòng dạt dào nhớ nhung, hầu như hối hận.
Những lá thư gửi cho E-vơ, đã tả lại dòng nước ấy, mặt đất ấy, những
mảnh đá ấy, với một tình cảm quyến luyến mãnh liệt.
“Sáng hôm sau, mẹ đi chơi một mình trên bờ Vít-xtuyn. Dòng sông
lững lờ, uốn khúc trong lòng sông rộng. Ở gần, nước màu xanh lá cây; xa
xa, có ánh mặt trời, nước màu xanh da trời. Những cồn cát đáng yêu lấp
lánh dưới ánh nắng, thường nổi lên nhấp nhô, khiến cho nước chảy ngoằn
ngoèo. Mẹ cảm thấy một nhu cầu không thể cưỡng nổi cần ra chơi trên
những bãi cát chan hòa ánh nắng tuyệt vời ấy.
Một bài hát vùng Cra-cô-vi ngợi ca sông Vít-xtuyn như sau: dòng
sông Ba Lan có một vẻ đẹp quyến rũ đến nỗi ai đã đem lòng say mê đều sẽ
yêu đến trọn đời. Cái đó rất đúng với mẹ”.
Năm 1920, một viện Qui-ri được thành lập ở Pháp để thu thập những
tặng vật, những trợ cấp và nâng đỡ công tác khoa học và y học của viện Ra-
đi-om.
Năm 1922, ba mươi nhăm viện sĩ Viện Hàn lâm Y học gửi kiến nghị
cho các bạn đồng nghiệp đề nghị mời bà Qui-ri vào Viện Hàn lâm Y học,
làm viện sĩ tự do vì sự đóng góp của bà vào việc phát minh ra chất Ra-đi và
một phương pháp chữa bệnh mới. Không những sáu mươi tư viện sĩ y học đã
bầu một phụ nữ, mà lại bầu một người không ứng cử. Thật là một bài học
cho Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
Ngày 7 tháng 2 1922, sau cuộc bỏ phiếu thắng lợi rực rỡ, chủ tịch
Viện Hàn lâm Y học nói:
– Chúng tôi chào bà, một nữ bác học lớn, suốt đời tận tụy với