MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 271

công tác khoa học, đầy hy sinh gian khổ, một người yêu nước, luôn luôn làm
hơn cả nhiệm vụ của mình, trong thời chiến cũng như trong thời bình. Sự có
mặt của bà đem lại cho chúng tôi ảnh hưởng tốt đẹp của tấm gương sáng và
vinh dự của một danh tiếng lừng lẫy, làm chúng tôi rất đỗi tự hào. Bà là
người phụ nữ đầu tiên ở Pháp được bầu vào viện Hàn lâm mà không phụ nữ
nào xứng đáng hơn.

Năm 1923, Viện Qui-ri quyết định kỷ niệm trọng thể hai mươi nhăm

năm phát minh ra Ra-đi – Chính phủ Pháp tặng bà Qui-ri một khoản trợ cấp
hàng năm là bốn mươi nghìn phơ-răng, sau này khi bà chết sẽ chuyển cho
hai con gái hưởng.

Ma-ri trong buổi chiều tà của đời mình, được nhân dân ngưỡng mộ

trên khắp năm châu, đến đâu cũng là khách quý của các chủ tịch nước, các
đại sứ, các vua chúa.

Một hình ảnh luôn luôn nổi lên giữa kỷ niệm mỗi buổi lễ tân, mỗi

buổi đón tiếp ấy là khuôn mặt nhợt nhạt, không sắc thái, hầu như thờ ơ, của
mẹ tôi.

Xưa kia mẹ tôi thường nói:

– Trong khoa học ta nên chú ý đến sự việc mà không nên chú ý

đến con người.

Cuộc đời đã cho Ma-ri thấy rằng các dân tộc và các chính phủ đều

chú ý đến sự việc qua con người. Dù muốn hay không, bà đã chịu để cho các
câu chuyện truyền thuyết về đời mình tôn thêm giá trị của khoa học và giúp
cho các viện khoa học thêm phong phú. Bà đã trở thành người tuyên truyền
cổ vũ cho một sự nghiệp mà lòng mình vẫn hằng tha thiết.

Còn bản thân nhà nữ bác học, không có gì thay đổi: vẫn cái tính sợ

sệt trước công chúng, vẫn tính nhút nhát, làm đôi tay lạnh toát, cổ họng rất
khô. Cố gắng đến thế nào, Ma-ri Qui-ri vẫn không thể thỏa hiệp với danh
vọng và không bao giờ tán thành điều mà bà gọi là những dấu hiệu của sự
sùng bái mê tín.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.