MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 274

đó. Những gian phòng rộng lớn, của một ngôi nhà thế kỷ XVIII, chờ đợi mãi
chẳng được những ghế bành, những trường kỷ, cân xứng với quy mô và kiểu
cách của nó. Trong cái phòng khách rộng thênh thang, bộ bàn ghế bằng gỗ
đào hoa tâm do cụ Qui-ri để lại được xếp đặt một cách tùy tiện. Phòng khách
có thể ngồi được năm mươi người mà nhà chỉ có bốn người. Sàn đánh si
bóng loáng, bước giày đi kêu ken két. Không có rèm cửa, Ma-ri chỉ thích
đánh sàn bóng, thích cửa kính để trần, không che lấp một tia nắng nào. Và
cũng không ngăn tầm mắt trông thấy tất cả cảnh đẹp của sông Xen và bến
sông tấp nập.

Khi E-vơ còn bé và I-ren làm phụ tá cho bà Qui-ri, còn ở cùng và làm

việc bên cạnh mẹ, câu chuyện quanh bàn tròn ở buồng ăn thường biến thành
một cuộc hội thoại khoa học giữa nhà bác học và con gái lớn. Những công
thức chuyên môn luôn luôn đập vào tai E-vơ và em thường suy diễn những
câu chuyện cao xa đó theo tầm hiểu biết của mình. Thí dụ, em rất vui thích
khi nghe mẹ và chị dùng những từ đại số bê-bê phẩy (Bb’) hay bê-bê bình
phương (Bb

2

). Những bé xa lạ mà Ma-ri và I-ren nhắc đến luôn ắt hẳn là

xinh lắm, E-vơ nghĩ thế. Tại sao lại có những “bé bình phương”? Và những
“bé phẩy” được ưu tiên gì?

Một buổi sáng, năm 1926, I-ren vốn tính điềm đạm báo tin cho gia

đình biết là cô đã hứa hôn với Phrê-đê-rích Giô-li-ô (Frédéric Joliot-NS),
người cộng tác xuất sắc và sôi nổi nhất của Viện Ra-đi-om. Nếp sống của gia
đình đảo lộn hẳn. Một thanh niên trai trẻ, xuất hiện trong một ngôi nhà, mà
ngoài một vài bạn bè thân thuộc, Ăng-đrê Đờ-biếc-nơ, Mô-rít Qui-ri, Pe-
ranh, Bê-ren, Mô-ranh, không người nào khác lui tới. Đôi vợ chồng son,
trước còn ở bến Bê-tuyn sau ra ở riêng, Ma-ri mừng cho con gái đã gặp hạnh
phúc, nhưng không khỏi bâng khuâng vì không còn được sống từng ngày,
từng giờ bên I-ren giờ đây đã thành một người cộng sự.

Nhưng rồi cuộc sống thân mật thường ngày làm cho Ma-ri hiểu thêm

Phrê-đê-rích Giô-li-ô vừa là học trò, vừa là con rể, và đánh giá được những
đức tính đặc biệt của con người hoạt bát đầy sức sống ấy, thì thấy rằng mọi
việc đều tốt đẹp. Trước chỉ có một phụ tá thì nay có hai để cùng chia sẻ với
bà mọi điều băn khoăn, cùng trao đổi về các vấn đề đang nghiên cứu, nhận
những lời khuyên bảo, và rồi đây còn những gợi ý, mang lại cho bà nhiều
suy nghĩ mới mẻ. Vợ chồng I-ren thường đến ăn ở nhà Ma-ri một tuần bốn
bữa. Và quanh chiếc bàn tròn ở buồng ăn lại rộn lên những câu chuyện về
mấy “bé bình phương” và “bé phẩy”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.