biết bí quyết của thắng lợi này:
“Nhiều lúc em không còn đủ can đảm nữa và tự nhủ rằng có lẽ đến
phải nghỉ hẳn, về sống ở thôn quê vui với vườn tược. Nhưng trăm nghìn dây
ràng buộc, biết bao giờ mới thu xếp được như thế. Em cũng chẳng rõ, mà dù
chỉ viết sách khoa học, chả chắc mình đã có thể rời được và thí nghiệm”.
*
* *
“Chả chắc mình có thể rời được phòng thí nghiệm...”
Muốn hiểu được lời thốt từ đáy lòng ấy, phải thấy Ma-ri trước những
dụng cụ thí nghiệm của mình mỗi khi xong sự vụ hàng ngày là bà lại có thể
say sưa nghiên cứu. Không cứ phải một thí nghiệm quan trọng, khuôn mặt
gày gò mới tỏ ra đăm chiêu ngây ngất. Chỉ việc thổi thủy tinh được Ma-ri
làm với một bàn tay nghệ sĩ, hoặc cân đo chính xác cũng làm cho bà sung
sướng hân hoan. Sau này, một cô phụ tá chăm chú và nhậy cảm tên là Sa-mi-
ê sẽ nhớ lại miêu tả bà Qui-ri hằng ngày, tiếc rằng không có một bức ảnh nào
ghi lại vẻ say sưa ngây ngất ấy:
“Bà ngồi trước máy, làm cái việc đo lường trong ánh sáng mập mờ
của một phòng không sưởi ấm, để tránh những thay đổi nhiệt độ. Mọi thao
tác như mở máy bấm đồng hồ đo, nhấc quả cân v.v... đều được Ma-ri làm
với một kỷ luật và một sự nhịp nhàng đáng phục. Một nhạc sĩ đánh dương
cầm cũng không sử dụng đôi tay nhịp nhàng đến vậy. Đó là một kỹ xảo tuyệt
trần, xuống mức thấp nhất hệ số sai lầm của bản thân”.
Sau khi tính toán rất nhanh để so sánh kết quả, bà tỏ ra vui sướng thật
sự vì sai số còn thấp hơn giới hạn cho phép rất nhiều, đảm bảo rằng đo lường
đã chính xác.
Ma-ri thường làm việc rất say sưa. Có lần, vào năm 1927, I-ren ốm
nặng, làm bà lo lắng mất ăn mất ngủ, nhưng khi đã đứng trước máy trong
phòng thí nghiệm, thì bà như quên tất cả, người quen đến hỏi tin về I-ren chỉ
được trả lời vắn tắt, lạnh lùng và sau đó Ma- ri còn tỏ ra bực dọc là “không
được yên mà làm việc”.
Ta hãy ngắm Ma-ri đang làm một thí nghiệm cơ bản chế tạo ra Ac-ti-