MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 292

ni X để lấy quang phổ của những tia an-pha, công trình cuối cùng của nhà nữ
bác học.

– Phải lấy Ac-ti-ni X nguyên chất ở một trạng thái hóa học làm

cho nó không thể tỏa khí được.

Cả một ngày làm việc vẫn chưa thể tách riêng được chất đó, Ma-ri

Qui-ri ở lại và thí nghiệm, bỏ bữa ăn chiều. Nhưng chất đó đâu chịu tách ra
nhanh, phải làm việc cả đêm cho cái nguồn phóng xạ đang được điều chế
không kịp giảm đi nhiều.

Đến hai giờ sáng, vẫn còn một thao tác cuối cùng: phải ly tâm dung

dịch trong một giờ, trên một cái giá đặc biệt. Tiếng máy ly tâm chạy nghe rất
mệt. Nhưng Ma-ri cứ đứng cạnh nó, không chịu rời căn phòng. Mắt bà gắn
với cái máy, tưởng chừng như lòng tha thiết mong cho thí nghiệm có kết quả
có thể bất chấp Ac-ti-ni X kết tủa.

Lúc này, đối với bà Qui-ri, ngoài máy ly tâm ra, không còn gì trên

đời nữa; cả cuộc sống ngày mai, cả cái mệt cơ thể. Thật là một sự tập trung
cao độ vào việc đang làm…

Khi thí nghiệm không đạt kết quả mong muốn, trông Ma-ri thật thiểu

não. Ngồi trên ghế, hai tay khoanh lại, lưng khom, mắt nhìn trống rỗng, Ma-
ri giống như một bà cụ thôn quê, rất già, mặt buồn rầu trước một cái tang
lớn. Ai nấy tưởng như một tai họa gì xảy ra. Hỏi thì được câu trả lời thống
thiết:

– Thế là không lấy được chất Ac-ti-ni!

Hoặc bà đổ lỗi:

– Chất Pô-lô-ni nó thù tôi!

Nhưng nếu có kết quả thì lòng nhẹ nhõm, vui vẻ ríu rít, Ma-ri ra dạo

vườn hoa, như muốn thổ lộ với những khóm hồng, mấy gốc trà, với mặt trời
tất cả niềm vui sướng của mình. Ma-ri lại làm lành với khoa học rồi, lại cười
nói vui vẻ.

Nếu một người nghiên cứu, nhân lúc đó, ngỏ ý muốn để bà xem một

thí nghiệm đang làm, lập tức bà cùng đi đến tận cái máy đang đếm nguyên tử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.