MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 300

tràn ngập bộ óc kỳ diệu thành những câu đứt quãng:

– Đầu mục chương sách phải sắp xếp như nhau. Tôi đã nghĩ đến

việc xuất bản.

Và nhìn chằm chặp vào cái chén rồi cố khuấy cái thìa – không, đâu

phải nhìn cái thìa, mà là cái bay – một dụng cụ mỏng manh của phòng thí
nghiệm:

– Họ làm cái này bằng Ra-đi hay bằng Mê-đô-tô-ri đấy nhỉ.

Ma-ri đã xa rời những con người để đến với những đồ vật đáng yêu

mà bà hiến cả cuộc đời.

Miệng bà chỉ lắp bắp không ra lời, và bỗng nhiên, khi thấy thuốc đến

tiêm, bà khẽ thốt lên mệt nhọc:

– Thôi! để cho tôi yên.

*

* *

Những phút cuối cùng tỏa ra sức chống đỡ mãnh liệt của một người

mà vẻ mảnh dẻ chỉ là bề ngoài, một trái tim rất khỏe lồng vào trong thớ thịt
đang lạnh dần, nhưng vẫn cứ đập day dứt, không mệt mỏi. Mười sáu giờ
liền, bác sĩ Pi-e Lu-ít và E-vơ mỗi người cầm một bàn tay lạnh ngắt của một
cơ thể mà cái sống và cái chết đều không muốn nhận. Mãi đến sáng hôm sau
khi măt trời điểm hồng rặng núi và bắt đầu cuộc hành trình của nó trong một
bầu trời trong suốt, khi ánh nắng một buổi sáng rạng rỡ ùa vào trong phòng,
tràn đến tận giường, chiếu vào đôi má gầy guộc, và đôi mắt vô tri vô giác
màu tro mà cái chết đã hóa như thủy tinh, thì quả tim mới ngừng đập.

Trước thi hài, khoa học còn nhiệm vụ phải lên tiếng. Những triệu

chứng không bình thường, các cuộc xét nghiệm máu khác với các bệnh nhân
thiếu máu đã được biết, cuối cùng đã tố ra thủ phạm: đó là chất Ra-đi.

Bác sĩ Rơ-gô viết:

Bà Qui-ri có thể coi là một trong những nạn nhân dài hạn của chất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.