tóc hung hay béo phì và lại càng không thể chịu nổi khi người ta nghe thấy
họ bị chửi rủa mà không hề có ý định đến cứu giúp.
Mẹ đã nhấn mạnh với con: “Nếu có bất kỳ chuyện gì xảy đến với con,
con phải nói với bố mẹ.” Vào lớp 6 và lớp 7, mỗi khi gặp rắc rối con đều
đến kể cho bố mẹ nghe. Nhưng lên lớp 8, khi những việc mà con trải qua
khiến người ta xáo động thì con lại chẳng nói gì với bố mẹ hết.
Ngược lại, cũng trong năm lớp 8 ấy, một hôm con đã đến gặp mẹ. Một
trong những học sinh lớp 7 hơi bị tật nguyên, có vấn đề với chức năng vận
động. Những học sinh khác đùa cợt ngáng chân để bạn ấy bị ngã nhào. Con
đã bảo mẹ nên báo cho mẹ bạn ấy biết: “Con đã nâng em ấy dậy một, hai lần
rồi, chuyện ấy phải dừng lại thôi.” Con là như thế, lúc nào cũng sẵn sàng
chia tay giúp đỡ ai đó.
Con thường gợi lại chuyện về các học trò bị hành hạ ở trường học bằng
một giọng phẫn nộ. “Con bé ấy, chẳng ai thèm quan tâm đến nó chỉ bởi vì
cái mũi và khuôn miệng của nó thôi, thật không thể chịu nổi.” Hoặc: “Một
đứa con gái X., chúng lúc nào cũng gọi là mập trong khi nó chỉ hơi hơi thôi,
nhưng đó không phải là lý do.” Con bảo vệ những bạn yếu. Con đã không
hình dung rằng một ngày chính con cần được bảo vệ.
Con không phải là duy nhất đâu. Con không phải là đứa trẻ duy nhất
cần sự giúp đỡ. Có cậu bé ở Bourg-Saint-Maurice đã hiến mình cho thần
chết cũng vì những lý do hệt như con, một tuần trước đó. Cậu bé đó ấy mà,
cậu ấy đã không vào xem một trang mạng Internet nào. Đi học về, sau một
vụ ẩu đả cuối cùng, cậu ấy đã làm giống như con. Khi biết được số phận mà
chúng bắt con trai mình phải chịu đựng tại lớp học, cha mẹ cậu đó đã quyết
định: “Bố mẹ sẽ rút con ra khỏi trường. Thế là đủ rồi.” Họ nghĩ rằng đã cứu
được con mình.
Một cậu bé khác đã tự tử cách cha mẹ mình có vài mét thôi, và họ còn
chẳng có đứa con nào khác. Một thiếu nữ 17 tuổi cũng đã tự vẫn bằng cách
treo cổ! Tất cả đều bằng cách treo cổ. Một cô bé khác thì bằng cây súng săn.
Đó là những cái chết hết sức dữ dội, như thể chúng cần phải dùng bạo lực để