đáp trả lại bạo lực vậy. Chúng có thể uống thuốc và từ từ chìm vào giấc ngủ,
cố gắng rơi vào trạng thái vô thức. Nhưng không, chúng đã chọn cách thật
sốc. Hai phút thôi, và thế là xong, chào nhé!
Những cách chuyển qua hành động này thể hiện rõ một mong muốn
thực sự được thoát ra. Như thể nhà chúng gặp hỏa hoạn và chúng phải nhảy
qua cửa sổ để thoát thân vậy. Sự quấy rối tập thể gây nên những tổn thương
khó chịu đựng hết sức. Đầu con nổ tung. Con không còn muốn đi học nữa,
nghiệt ngã quá.
Ở xứ Réunion, một cô bé 14 tuổi đã nhảy từ tầng năm xuống đất. Nữ
Chủ tịch Hội đồng của hòn đảo này đã viết thư cho mẹ, nhân danh một
người mẹ, để bày tỏ niềm thương tiếc đối với đứa trẻ này. Bác ấy đã phản
ánh tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục khi ấy, ngài Vincent Peillon. Qua điện thoại,
bác ấy đã nói với mẹ rằng ngày 20 tháng Mười một, Ngày Quốc tế Quyền
trẻ em, toàn thế giới đã đồng lòng tặng con một lời cầu nguyện. Trong giờ
giảng dạy sư phạm, họ đưa trường hợp của con ra tranh luận. Cách nhà mình
hàng ngàn ki lô mét, mọi người đã làm cho con điều mà trường Trung học
cơ sở của con đã không làm.
Phần đông người lớn coi những vụ quấy rối này là chuyện con trẻ. Như
thế là vô trách nhiệm. Trong những trường hợp bi thảm này, đó không còn là
những trận ẩu đả thông thường trong sân trường nữa. Thường xuyên có một
hiệu ứng bầy đàn. Không một ai nghe hết, tất cả đều ngoảnh mặt đi. Những
đứa trẻ bị các đồng môn của chúng quấy rối thì rút vào trong im lặng và bị
bóp ngạt. Câu lệnh được truyền đi bởi các nhóm nhỏ này thường đơn giản
là: “Nếu mày nói ra, mày là một đứa mách lẻo!” Ta cứ ngỡ như trong băng
đảng mafia vậy.
Các nạn nhân in lặng. Nếu như chúng dám nói ra, chúng sẽ bị cô lập.
Bầy đàn kia trỗi dậy với cảm giác hoàn toàn bất khả xâm phạm. Đứa nào
đứa nấy đều cảm thấy được nhóm mình bảo vệ, đoàn kết chặt chẽ trong sự
ác độc. Cùng nhau, chúng cảm thấy mạnh mẽ. Chúng truy lùng con mồi
trong mọi ngóc ngách của trường học, cho đến tận chỗ thầm kín nhất, cho