mà một số người lớn quá khích cũng cảm nhận thấy. Đằng sau màn hình,
dưới cái tên giả, bạn thích làm gì thì làm. Bạn tung ra những cái lớn lao quá
đáng, ví như người lớn giết hại phụ nữ hoặc các chính trị gia với những phát
súng bằng lời. Internet cũng giống như là chiếc xe hơi. Một số người, nếu
bạn dí vô lăng vào tay họ, họ có thể trở nên điên khùng và sử dụng nó như
một thứ vũ khí.
Thế nên khi con có vẻ ngạc nhiên và hỏi mẹ bằng một chất giọng pha
chút ngờ vực rằng tại sao con lại không được phép mở một tài khoản
Facebook vào đầu năm học giống như các bạn của con thì mẹ cứ há hốc
miệng. Điều đặc biệt không phải là thái độ của chúng ta, mà là của xã hội.
Luật pháp cấm mở một tài khoản Facebook cho trẻ dưới 13 tuổi, người ta sẽ
khiển trách bố mẹ vì đã tôn trọng luật pháp ư? Nếu một ngày nào đó con
khẩn khoản xin mẹ cho con lái xe ở tuổi 15 khi còn chưa có bằng lái, mẹ
cũng sẽ nói không theo cùng một cách ấy thôi. Luật pháp nói phải 18 tuổi,
mẹ chẳng thể làm gì được. Chuyện là như thế, dẫu cho con đã chuẩn bị sẵn
sàng đi nữa. Làm sao mà người ta có thể để một đứa trẻ mở một tài khoản
Facebook khi mới lên 9 tuổi, như mẹ đã khám phá ra nhỉ? Chỉ cần ghi ngày
sinh theo sự lựa chọn của mình. Chẳng ai kiểm tra gì cả.
Vấn đề nằm ở đó. Chẳng có kiểm tra kiểm soát gì cả. Mỗi người đăng
lên những bức ảnh do mình lựa chọn, làm điều họ muốn. Đó là đêm hội hóa
trang kéo dài suốt năm, và chúng ta đang phải đối mặt với hệ thống những
kẻ săn mồi.
Hơn nữa, điện thoại về nguyên tắc là bị cấm trong khu vực trường
Trung học cơ sở. Ai có thể giải thích cho mẹ biết tại sao các bạn của con có
thể gửi tin nhắn cho con từ nơi đó, làm sao con có thể gọi điện cho mẹ từ
nhà vệ sinh của trường chứ. Ai có thể giải thích cho mẹ tại sao chúng ta lại
có thể nhìn thấy những bức ảnh của trường trên các tài khoản Facebook của
học sinh, hình ảnh sân trường, căng tin và thậm chí cả nhà vệ sinh. Điều đó
có nghĩa là ai thích làm gì thì làm. Không có sự giám sát chặt chẽ, không có
những rào cản cần thiết.