Nếu bạn biết trung bình một khách hàng trị giá 500 đô-la mỗi năm và có thể
giữ chân họ trong ít nhất năm năm, bạn sẽ có giá trị vòng đời của một khách
hàng trung bình là 2.500 đô-la (500 x 5 = 2.500).
Điều đó dẫn tới câu hỏi: Bạn sẵn sàng chi bao nhiêu để có được khách hàng
mới này? 20 đô-la? 50 đô-la? Hay 100 đô-la?
Hầu hết các nhà bán lẻ thường không để ý những giao dịch đầu tiên, do đó
không muốn chi bất kỳ khoản nào cho giao dịch đầu tiên. Họ ghét việc phải
mất đi thứ gì đó.
Khi bạn đã hiểu giá trị thật sự mà một khách hàng sẽ mang lại kể từ sau giao
dịch đầu tiên, việc hy sinh vài thứ để có giao dịch đầu tiên hoàn toàn hợp lý.
Bạn cần phải chuyển hướng suy nghĩ từ “phải có khách hàng” thành “phải
đầu tư để có khách hàng”!
Quan điểm 4: Áp dụng nguyên tắc “Cho đi và nhận lại”
Trong những phần tiếp theo – mô tả về một vài trong số những công cụ tiếp
thị yêu thích của chúng tôi nhằm thu hút khách hàng mới, chúng tôi sẽ nói
rất nhiều về việc phát các phiếu quà tặng, tổ chức từ thiện hay tặng quà cho
khách hàng. Nhưng ở đây, tôi đang muốn nói về quan điểm “người cho đi sẽ
được nhận lại”.
Một người đàn ông hiểu biết và vô cùng giàu có, đồng thời là một nhà tiếp
thị thông minh từng chia sẻ với tôi về triết lý sống của mình: “Những người
cho đi sẽ được nhận lại”.
Điều này phần nào đã dẫn tới một quy luật bất thành văn được gọi là nguyên
tắc “Cho đi và nhận lại”. Nghĩa là chúng ta nên cố gắng trao cho người khác,
theo một cách nào đó, những gì chúng ta được nhận. Trên thực tế, hầu hết
chúng ta đều cảm thấy không thật sự thoải mái khi làm vậy. Nếu chúng ta
làm điều tốt cho ai đó, họ sẽ muốn làm điều tốt tương tự cho chúng ta. Nếu
chúng ta cho ai cái gì, chúng ta sẽ được nhận lại từ họ một cái gì đó khác.
Đây là lý do tại sao nếu có hai người cùng đi qua hai lần cửa, người A mở
cánh cửa đầu tiên cho người B thì sau đó người B sẽ mở cánh cửa thứ hai
cho người A. Điều đó cũng giải thích tại sao một người thô lỗ thường sẽ
không thích bạn tự nhiên giúp đỡ mình vì anh ta sẽ cảm thấy mang nợ bạn.
Có thể có tác động siêu hình lớn hơn trong công việc khi bạn áp dụng
nguyên tắc “cho đi và nhận lại” mà một số người gọi là luật nhân quả, Chúa