MARKETING THEO PHONG CÁCH SAO KIM - Trang 105

Giới, đã trở thành mô hình cho quản lý tổ chức và được các doanh nghiệp
khác sử dụng trên toàn thế giới.

Nhờ những thành tựu ấn tượng này, không có gì đáng ngạc nhiên khi GE
được đề cao và kính trọng đến như vậy, không chỉ với những người làm
trong GE mà cả những người ngoài công ty, và nhãn hiệu này được từng
khách hàng của công ty ca ngợi. Với danh tiếng không thể lay chuyển này,
tôi hình dung lô gô cổ điển của công ty (cổ điển vì công ty chưa bao giờ thay
đổi lô gô này từ năm 1896) được bao bọc bởi những tinh hoa đã khiến mỗi
khách hàng đều phải kính trọng và ngưỡng mộ nhãn hiệu này.

Thứ ba, nhãn hiệu này phải có lực hút như nam châm và năng lực để truyền
cảm hứng, để trở thành mô hình mẫu, và để thành “niềm tin” cho khách
hàng của mình.

Tôi thích thuật ngữ Jesper Kunde đã sử dụng khi ông nói đến “tôn giáo nhãn
hiệu.” Kunde cho rằng đây là vị trí cuối cùng một nhãn hiệu cần đạt được.
Một khi đã ở vị trí cao nhất này, một nhãn hiệu phải trở thành một dạng “tôn
giáo” mà tất cả khách hàng của nó đều hoàn toàn tin tưởng. Ở vị trí cao quý
nhất này, Kunde nói, “nhãn hiệu bắt buộc phải là - niềm tin - cho khách
hàng. Khi đã có tôn giáo nhãn hiệu, họ thề thốt trên nhãn hiệu này, và rất
lưỡng lự khi có các nhãn hiệu khác cùng loại.”

Những nhãn hiệu sau đây cũng đã thành công khi hình thành được sự yêu
thích của khách hàng bằng cách dựa vào năng lực của họ để truyền cảm
hứng cho khách hàng:

• Virgin dưới sự lãnh đạo của vị giám đốc điều hành uy tín Richard
Branson, đã truyền cảm hứng cho khách hàng bằng một tinh thần và những
giá trị chống lại những gì đã được thiết lập, tâm hồn của một con người
muốn phá bỏ mọi rào cản, đối lập với những gì thuộc lệ thường, và một tinh
thần muốn khác biệt khỏi số đông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.