MARKETING THEO PHONG CÁCH SAO KIM - Trang 156

xúc khác nhau. Tuy nhiên, sau này nhiều chuyên gia tâm lý đã cố “ép” các
loại này xuống một con số nhỏ hơn, được họ gọi là những loại cơ bản. Họ
cho rằng tất cả tình cảm của con người, vốn có rất nhiều loại, thực ra đều bắt
nguồn từ và là biến thể của những loại cơ bản này.

Ví dụ như Paul Ekman đã nói rằng chỉ có năm loại cảm xúc cơ bản: tức
giận, sợ hãi, ngạc nhiên, ghê tởm, hạnh phúc, và đối lập của nó là nỗi buồn.
Mặc khác, nhà tâm lý học Robert Plutchik đã xác định tám loại cơ bản, bổ
sung hai loại so với đề xuất của Ekman, bao gồm mong chờ và chấp nhận.
Kết hợp suy nghĩ của các chuyên gia tâm lý, Daniel Goleman đã tổng hợp
thành một danh sách tiêu biểu như sau:

• Tức giận: sự cuồng nhiệt, xúc phạm, phật ý, uất hận, khích động, phẫn nộ,
lo âu, chua cay, hận thù, quấy rầy, chọc tức, thù địch, cho tới trạng thái cao
nhất là hung bạo.

• Nỗi buồn: đau đớn, buồn bã, ủ rũ, u sầu, phiền muộn, thương thân, cô đơn,
chán nản, tuyệt vọng, cho tới trạng thái cao nhất là suy sụp.

• Sợ hãi: lo âu, e sợ, hồi hộp, quan tâm, kinh hoàng, nghi ngại, thận trọng,
day dứt, cáu kỉnh, kinh hãi, hoảng loạn, khiếp sợ, cho tới trạng thái cao nhất
là nỗi sợ ám ảnh và hoang mang.

• Thích thú: hạnh phúc, vui vẻ, an tâm, hài lòng, vui sướng, ham thích, giải
trí, tự hào, những thỏa mãn xác thịt, rộn ràng, đê mê, vừa ý, thỏa mãn, hớn
hở, đồng bóng, ngây ngất, cho tới trạng thái cao nhất là hưng cảm.

• Yêu thích: chấp nhận, thân thiện, tin tưởng, tốt bụng, đồng cảm, tận tuỵ,
quý mến, đắm đuối, yêu vô điều kiện.

• Ngạc nhiên: sốc, kinh ngạc, sửng sốt, phân vân.

• Ghê tởm: coi rẻ, coi thường, khinh miệt, ghét bỏ, ác cảm, chán ghét, căm
phẫn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.