“Cái đầu” và “Trái tim”
Daniel Goleman đã giải thích rất hay về những gì nằm bên trong tâm trí con
người. Chuyên gia về trí thông minh của tình cảm này nói rằng não chúng ta
có hai phần: một phần cho suy nghĩ, một phần cho cảm xúc. Phần thứ nhất
được gọi là vỏ não mới (Neocortex), trung tâm thần kinh về lý trí, phần thứ
hai là Amygdala, trung tâm thần kinh về cảm xúc.
Neocortex có năng lực vận dụng tri thức: suy luận, đặt chiến lược, và kế
hoạch hóa. Còn Amygdala là cội nguồn cho năng lực tình cảm của con
người, và vì thế thường được nhắc đến như “nơi lưu trữ những kỷ niệm cảm
xúc.”
Phần thứ nhất là nhận thức, phần thứ hai là cảm xúc.
Phần thứ nhất là lý trí, phần thứ hai là đam mê.
Phần thứ nhất rất lô-gíc, phần thứ hai đôi khi phi lô-gic.
Phần thứ nhất là “cái đầu”, phần thứ hai là “trái tim”
Để có thể “ngắm” trúng trái tim khách hàng, đầu tiên bạn cần hoàn toàn hiểu
được họ. Và khi nói về trái tim khách hàng, ắt hẳn bạn phải hiểu được những
tình cảm và cảm xúc của họ đối với sản phẩm và nhãn hiệu của bạn. Hiểu
biết này về tình cảm và cảm xúc khách hàng là yếu tố cần thiết trong quan
niệm hiện đại về tiếp thị vốn đã trở thành kiểu mốt thời thượng trong tiếp
thị, bất kể đối với “tiếp thị trải nghiệm”, “tiếp thị cảm xúc”, “quản lý quan
hệ khách hàng”, “tiếp thị một-một”, hay thậm chí “xây dựng nhãn hiệu cảm
xúc.”
Vậy bản thân cảm xúc là gì?
Có hàng trăm loại cảm xúc, nếu bạn tính cả các thay đổi, liên kết, và gia vị
liên quan tới chúng. Nhà tâm lý học P. Shaver đã ghi nhận hơn 210 loại cảm