Như Nokia đã chỉ ra, công nghệ giành được chiến thắng là công nghệ có thể
phục vụ con người. Không một công nghệ tiên tiến nào lại chỉ được tạo ra để
phục vụ công nghệ. Do đó, công nghệ thông tin thành công, không chỉ riêng
công nghệ điện thoại di động, cần có khả năng truyền tải những thông điệp
chứa nhiều cảm xúc hơn. Vì sao như vậy? Về bản chất, hầu hết các giao tiếp
của con người đều liên quan đến cảm xúc chứ không phải là những thông
điệp mang tính lý trí, “liên kết mọi người” mang tính cảm xúc, so với “để
chính bạn được lắng nghe” rất lý trí.
Nhờ điện thoại cầm tay, (một số) được Internet và máy tính cá nhân hỗ trợ,
của những người dùng hay di chuyển có thêm nhiều khả năng tương tác
hơn! Hãy thử đoán xem xu hướng này làm ai trở nên hạnh phúc nhất trên thế
giới? Nữ giới! Về bản chất, nữ giới có nhu cầu nói khoảng 20 nghìn từ một
ngày, trong khi nhu cầu đó của nam giới chỉ là 7 nghìn. Về bản chất, nữ giới
cần liên lạc với nhau nhiều hơn nam giới. Vì vậy, hầu hết các khách hàng
của điện thoại cầm tay có nhu cầu kết nối là nữ giới. Tuy nhiên, chắc chắn
rằng nam giới cũng sử dụng điện thoại cầm tay để kết nối tốt hơn với người
khác, bao gồm cả những người cùng và khác giới. Như vậy là ngày nay nam
giới đang có xu hướng xử sự giống nữ giới hơn. Họ đang trở nên quan tâm
đến hình thức hơn, hay theo từ của riêng tôi là trở thành những người có
thiên hướng nữ hay tính nữ. Cư dân của hành tinh trái đất này đang ngày
càng giàu cảm xúc, giống như những nhân vật thần thoại trên Sao Kim.
Khi John Gray viết cuốn Đàn Ông Sao Hỏa, Đàn Bà Sao Kim, ông kể câu
chuyện khi đàn ông đi từ sao Hỏa đến sao Kim để gặp đàn bà. Sau đó, họ
cùng nhau về Trái Đất. Đây là hành tinh mà đàn ông và đàn bà
luôn xung đột. Giờ đây trong thế giới tương tác này, họ lại cùng quay trở về
sao Kim, sống trong một thế giới giàu cảm xúc và nhiều tương tác hơn, nơi
mà nam giới học cách làm theo những quy tắc của nữ giới, nơi trí tuệ cảm
xúc đánh bại chỉ số thông minh, nơi “cảm xúc” quan trọng hơn “suy nghĩ”,
và nơi mọi lợi thế cạnh tranh đều có được từ lợi ích “cảm xúc.”