là hái được cả nắm.
Bà rủ tôi ra vườn là để nói chuyện cho đỡ buồn. Chồng chết, con trai lớn đi lính ở
tít Ban Mê Thuột, bà sống thui thủi một mình, buồn hiu . Cô Thịnh và chị Nhường
nghe chuyện của bà chán rồi, không muốn nghe nữa, bà quay sang trút nỗi buồn
lên tôi . Dĩ nhiên chỉ có một mình bà nói, còn tôi nghe, tiếng được tiếng mất. Tôi lơ
đãng nghe bà, mắt láo liên tìm bông dủ dẻ, còn chân thì khua khoắng các bụi cỏ
cho châu chấu bay ra từng đàn coi chơi .
Bà Năm Tự nấu canh ra dền rất ngon nhưng chiều nào cũng ăn món đó, tôi đâm
ngán. Tôi, cô Thịnh và chị Nhường liền chuyển sang tấn công dĩa cá rô chiên và
chén đậu phộng rang dầm nước mắm, nhường tô canh lại cho bà. Bà Năm Tự
chẳng hều phật ý về chuyện đó. Chiều nào bà cũng lẳng lặng ăn hết một tô canh.
Suốt bốn năm tôi trọ ở nhà bà, hình ảnh kinh hoàng đó cứ lặp đi lặp lại . Không
một buổi chiều nào, trên mâm cơm vắng bóng tô canh quỉ quái đó. Vậy mà lũ rau
dền chết tiệt trong vườn vẫn không chịu tàn lụi, chúng cứ mỗi ngày một tốt tươi .
Chương 20
Hà Lan không phải ở trọ như tôi . Nó ở nhà ông chú. Chú nó chạy xe cho một hãng
xe đò thành phố, có đại lý ở huyện.
Nhà chú nó ở khác phía với nhà bà Năm Tự nên tôi và Hà Lan không thể đi chung
với nhau như hồi còn học ở trường làng.
D-ến lớp, chúng tôi cũng không còn dịp ngồi cạnh nhau nữa . Ở trường trung học,
con trai ngồi riêng, con gái ngồi riêng. Hà Lan ngồi ở bàn đầu dãy bên trái, tôi ngồi
ở bàn cuối dãy bên phải, cách nhau như mặt trời mặt trăng.
Lên lớp sáu, chúng tôi lại phải mặc đồng phục. Con gái mặc áo dài trắng. Con trai
áo trắng quần xanh, áo bỏ vô quần, gài dây nịt hẳn hoi . Cách ăn mặc chững chạc
khiến chúng tôi lớn hẳn lên. D-iều đó đối với tôi quả là một tai họa . Khi trở