MẮT LẠC ĐÀ - Trang 7

che khuất, cứ như cảnh chiến trường trên những bức tranh khắc cổ xưa vậy:
đó là giai đoạn diễn ra cái gọi là những công việc khai quang - thu dọn
những vách núi hoặc chỉ là những tảng đá có thể gây nguy hiểm cho những
công trình sau này dưới hố móng.

Toàn bộ lịch sử của công trình này dường như là biểu tượng cho những

gì diễn ra trong nền văn học Kirghizia.

Chẳng phải là một thế kỷ trước đây Tôctôgun, nhà thơ dân gian nổi tiếng

của Kirghizia cũng đã khai phá những con đường đầu tiên trong nền văn
học dân tộc như vậy đó sao? Bất chấp mọi gánh nặng của số phận ông đã
sống cho đến tận Cách mạng tháng Mười và “đã mở lòng mình ra đón chào
những lá cờ đỏ”. Thơ ca của ông đã và đang tác động to lớn đến sự phát
triển của toàn bộ nền văn học tiếp sau. Nó chứa đầy những lời di huấn cao
quý mà cho đến nay các nhà văn, nhà thơ ưu tú của Kirghizia - kể cả lớp
già và lớp trẻ đang noi theo:

Hãy dành muôn ngàn lời đẹp nhất

Để ngợi ca người bạn dân cày,

Mặt khắc khổ dạn dày mưa nắng,

Nhưng tâm hồn trong trắng anh minh,

Nhớ đừng quên người bạn chúng mình!

Ông đã viết về người nông dân Kirghizia như vậy đấy.

Còn những công việc khai quang... Liệu lao động của nhà văn có điểm gì

giống như những công việc đó không? Vì nhà văn cũng muốn giúp cho mọi
người tiến hành công việc xây dựng hòa bình và bằng tiếng nói phẫn nộ của
mình làm nổ tung những tảng đá tàn dư của quá khứ, của những thiên kiến
và những cảnh lộn xộn đôi khi còn đè nặng trên đầu họ.

Đuysen, nhân vật trong truyện vừa “Người thầy đầu tiên” của nhà văn

nổi tiếng Kirghizia Tsinghiz Aitơmatốp, quả thật là có những nét “khắc khổ
dạn dày mưa nắng”. Chân dung của anh là thế này đây: “Thầy lặng lẽ bước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.