4
Đông Thủy Bát Tử
Tuần lý tắc vi thường, lý chi ngoại tắc vị dị hĩ
.
- Thiệu Ung
Triệu Bất Vưu cáo từ, cưỡi ngựa đi gặp Giản Trang, Ôn Duyệt ở lại
giúp Giang thị làm tang lễ.
Lang Phồn là một trong “Đông thủy bát tử”, Giản Trang đứng đầu
nhóm tám tài tử này; hôm đó Lang Phồn đến phủ Ứng Thiên gặp các bạn,
có lẽ Giản Trang biết thêm tình tiết gì chăng?
Nhà Giản Trang ở phường Lễ Thuận bên sông Biện Hà, mé ngoài cửa
Tân Tống môn thuộc Đông quận. Giản Trang từng theo học bậc thầy đại
nho Trình Di, cốt lõi học vấn xoay quanh chữ “Lý
”. Kể từ khi vua Tống
Thần Tông trọng dụng “biến pháp” của Vương An Thạch
, thì năm chục
năm qua dường như trời long đất lở, xã hội chao đảo ghê gớm. Tân pháp
cựu pháp xáo trộn thay nhau, triều thần cũng chia rẽ năm bè bảy phái: Lạc
đảng, Thục đảng, Sóc đảng… và không ngừng đấu đá lẫn nhau. Trình Di
thuộc Lạc đảng, theo cựu pháp. Hai chục năm trước, Sái Kinh
thừa tướng, đề cao tân pháp, những ai có ý kiến trái chiều đều bị giáng
chức, trấn áp, thanh trừng. Ông ta cho khắc bia bêu riếu 309 người thuộc
diện “gian đảng Nguyên Hựu
” trong đó có cả Tư mã
Quang, Trình
Di, Tô Đông Pha để cho thiên hạ biết. Chính khí sáng ngời của sĩ đại phu
trăm năm hun đúc nên đã bị thiêu rụi sau kiếp nạn này.
Lạc học của Trình Di chủ trương thành tâm thành ý, khắc kỷ phục
lễ
, loại bỏ dục vọng, tuân thủ Thiên lý. Trước đó ông bị quy là “ngụy
học”, bị cấm truyền bá học thuật, các đệ tử bị xua đuổi. Khi đó Giản Trang
còn ít tuổi, theo học ít lâu thì cũng bị giải tán. Năm năm sau, Trình Di qua