đời trong cô quạnh, triều đình cấm các đệ tử đến viếng linh cữu. Giản
Trang nhân đêm tối chạy đến mộ thầy khấn vái, nhớ lại lời thầy nói “đi làm
quan sẽ mất hết ý chí”, nên anh đoạn tuyệt ý nghĩ cầu công danh, chỉ một
lòng đọc sách tu thân.
Triệu Bất Vưu đi đến phường Lễ Thuận, rẽ vào con ngõ phía bắc, đi
hết ngõ, đến chỗ khóm trúc đốm hoa có cánh cổng gỗ cũ kỹ, chính là nhà
Giản Trang.
Thấy có hai con lừa buộc bên khóm trúc bên phải, chứng tỏ nhà đang
có khách. Triệu Bất Vưu buộc ngựa vào một cây trúc thô, rồi gõ cửa. Ra
mở cửa là một thanh niên đôn hậu, vóc người thấp béo tròn lẳn trong bộ áo
trắng, chính là Thái học nội xá sinh
Trịnh Đôn -một trong Đông thủy bát
tử.
Dân địa phương căn cứ vào đặc điểm sở trường của tám người gọi họ
bằng các nhã hiệu: Phu tử Giản Trang, Cầm tử Nhạc Chí Hòa, Khôi tử
Tống Tê Dụ, Sách tử Chương Mỹ, Mặc tử Giang Độ Niên, Kỳ tử Điền
Huống, Kiếm tử Lang Phồn
. Chỉ có Trịnh Đôn không có sở trường gì
nổi bật, vì người béo tròn, nên gọi anh là “Đôn tử”.
Trịnh Đôn vẻ buồn rầu, khẽ chào Triệu Bất Vưu, hẳn là Trịnh Đôn đã
biết tin dữ. Cũng như nhà Triệu Bất Vưu, sau khoảnh sân là căn nhà nhỏ
đơn sơ, nhưng ở đây không trồng hoa, hai bên sân chỉ có hai khóm trúc
mảnh khảnh. Có bốn người đang ngồi trên chiếu: Giản Trang và ba tài tử
nữa là Cầm tử Nhạc Chí Hòa, Mặc tử Giang Độ Niên, Kỳ tử Điền Huống;
mỗi người ngồi trên một mảnh chiếu nhỏ, trước mặt là cái kỷ gỗ.
Giản Trang rất tâm huyết khôi phục Lễ cổ xưa, nên mỗi khi gặp mặt
bạn hữu đều không dùng bàn ghế, chỉ ngồi chiếu kê kỷ thấp, và cũng ngồi
quỳ theo lối cổ. Triệu Bất Vưu kính nể học vấn và nhân cách của Giản
Trang song anh không tán thành cách thức gò bó không tự nhiên này.
Thấy anh bước vào, cả bốn vị đứng dậy, đi dép, chắp tay vái chào.
Giản Trang tuổi ngoài bốn chục, mặc áo bào xanh, người gầy gò, lưng
thẳng, dáng đứng như cây tre. Giản Trang vốn rất nghiêm nghị, lúc này
trông đầy nét sầu bi. Vẻ mặt ba vị kia cũng nặng nề. Cầm tử Nhạc Chí Hòa