gõ nhịp trên lan can. Đó là Cổ Đức Tín - quan lệnh sứ của Viện Khu Mật
phụ trách miền nam. Ông ta đang chờ người, cũng bởi thế mà ông chẳng
thiết ngắm cảnh sông.
Lúc này mặt trời đã lên giữa đỉnh đầu, tức chính ngọ. Cổ Đức Tín
ngoảnh nhìn, thấy gã tùy tùng thân tín của mình là Cam Lượng đang tán
chuyện với chủ quán, bèn hỏi: “Thế nào rồi?”
Cam Lượng tuổi trạc hai mươi, mặc áo dài lụa trơn xanh, mắt nhỏ mày
thanh, sáng sủa nhanh nhẹn. Tuy đang nói chuyện nhưng hắn vẫn không
quên nhìn về phía cây cầu vòm ở mé tây. Nghe thấy cấp trên hỏi, hắn vội
thưa: “vẫn chưa thấy ạ. Hay là bỉ chức ra đó xem sao?” Nhưng Cổ Đức Tín
nói: “Không cần thiết.”
Cam Lượng tiếp tục ngóng nhìn, thấy trong toán người đang ở bờ bên
kia có một bóng người đậm thấp, tay xách hành lý sắp bước lên cầu. Nhìn
kỹ, thì ra đó là gã Vạn Phúc - tùy tùng của Cố Chấn - bạn cũ của Cổ Đức
Tín. Cam Lượng vội nói: “Vạn Phúc đã đến.”
Cổ Đức Tín định trả lời “được”, thì bỗng nghe thấy tiếng kêu thét từ
đầu cầu bên kia, rất gấp gáp, vội đứng lên vươn người ra nhòm về phía đó:
trên cầu có rất nhiều người đang tì sát lan can cầu nhìn xuống dưới sông hò
reo vẫy gọi một con thuyền chở khách đang sắp chui qua gầm cầu. Chỉ
hiềm cột buồm của thuyền quá cao so với gầm cầu, e sẽ va phải và gây hậu
quả. Cổ Đức Tín thấy thế kinh ngạc kêu lên: “Gay rồi!”
Mặt sông bên đó luôn đậu một thuyền mui nho nhỏ của một đôi vợ
chồng vạn chài, chồng là Lỗ Bảng Tử, vợ là A Thông. A Thông đang vo
gạo, sợ bỏ sót sạn, nên dù nghe thấy tiếng kêu cũng chẳng đế ý, cô tiếp tục
vo gạo, chao nước. Lỗ Bảng Tử tính vốn hiếu sự, ngẩng nhìn, thấy cột
buồm con thuyền kia vẫn không hạ xuống bèn nhanh nhảu chạy về phía cây
cầu vòm. sẵn thấy một con thuyền nhỏ đậu bên bò sông, anh nhảy ào lên
khua hai tay ra hiệu cho họ: “Cột buồm! Hạ cột buồm xuống!”
Lúc này người trên thuyền mới nhận ra người ta đang hò reo, vài phu
thuyền vội nhảy lên mui thuyền. Chân cột buồm của thuyền có bệ trục quay
có tên là “miên nguy” để nâng hạ cột buồm, dùng chốt để cố định cột. Một