“Sáng nay tôi mới nghe Giản Trang huynh nói: mấy năm qua anh ấy
trông vào cô em quán xuyến lo liệu các việc, thu nhập lương thực từ ruộng
đất chẳng là bao, nhưng anh ấy không hề kêu ca túng thiếu, thực đáng nể!
Năm ngoái Giản Trinh đã đoán rằng chẳng thể tiếp tục trông mong vào
ruộng đất dành cho nhà trường, nên đã có sắp đặt. Cô ấy rất tháo vát việc
nhà, ngoài ra còn biết hội họa rất khéo. Năm ngoái Giản Trang lấy người
thiếp Ô Mi, cha của Ô Mi và cha của Chương Mỹ vốn thân nhau, Ô Mi cho
Giản Trinh biết Chương Mỹ có giao du với các ông bầu hội họa ở kinh
thành bèn chọn mấy bức tranh, bảo chị dâu Ô Mi cầm đến giao cho Chương
Mỹ, hy vọng sẽ bán được tiền. Chương Mỹ rất khen ngợi, rồi mời mấy
người trung gian đến xem, họ trầm trồ ca ngợi hết lời, rồi mua tất. Bức
tranh đắt giá nhất bán được năm quan tiền - ngang giá với tranh của các họa
sĩ danh tiếng Mễ Phất, Văn Đồng, Lý Công Lân. Giản Trinh bèn giao gần
trăm bức tranh của mình đã vẽ trong mấy năm cho Chương Mỹ. Nhưng đã
già nửa năm không thấy Chương Mỹ đưa tiền cho Giản Trinh. Chị dâu Ô
Mi giục Chương Mỹ mấy lần nhưng anh ấy cứ bảo chưa bán được, Ô Mi
cho rằng Chương Mỹ đã “bao che”, định kêu ca với Giản Trang. Nhưng cô
ta quên mất điều này: khi Giản Trinh chuyển tranh cho Chương Mỹ, còn
kèm theo một bức thư..
“Chắc là thư nhờ Chương Mỹ dùng tiền bán tranh để mua ruộng đất?”
“Đúng thế! Toàn bộ tranh bán được hơn ba trăm quan tiền, Chương
Mỹ đã chọn hộ Giản Trinh ba mươi mẫu ruộng, mỗi mẫu mười quan tiền.
Chương Mỹ đã giao ba trăm quan tiền cho cha của Ô Mi. Hôm qua ông già
Ô đã đến nha môn làm giúp thủ tục, sáng nay lại bảo chủ ruộng đến gặp
Giản Trang. Lúc này họ đang làm giấy tờ mua bán, chiều nay sẽ đến nha
môn nộp thuế, vậy là Giản Trang huynh có ruộng của mình.”
“Thực hiếm có người như cô Giản Trinh.”
Triệu Bất Vưu từng nghe vợ Ôn Duyệt trầm trồ khen ngợi nhưng chưa
thật tin, bây giờ nghe chuyện đã nhận ra rằng trên đời không dễ có cô gái
nào hiểu biết, tài ba và có tâm như Giản Trinh. Ôn Duyệt rất muốn vun vào
cho Triệu Mặc Nhi trở thành đôi lứa, nhưng trong Đông thủy bát tử thì
Tống Tề Dụ, Chương Mỹ, Trịnh Đôn đều là những người xuất chúng mà lại