luận về quan điểm “tấm lòng của con dân” của Mạnh Tử thì nghe thấy tiếng
sột soạt trên ngọn tường. Thì ra có một cánh diều bị mắc trên ngọn cây. Rồi
thấy hai đứa trẻ đến gõ cửa, tiểu thiếp Ô Mi ra mở cửa. Hai đứa trẻ xin lấy
giúp cánh diều xuống. Ô Mi lấy ra cái thang, Chương Mỹ thấy thế bèn chạy
ra giúp đỡ. Anh trèo lên thang, gỡ cánh diều rồi chuẩn bị bước xuống, anh
ngoảnh lại thì nhìn thấy một cô gái ngồi tĩnh tại trên chiếc ghế tre bên
khóm trúc ở sân sau, tay cầm cuốn sách. Cô mặc đồ vải xanh ngồi trước
khóm trúc biếc, trông rất nền nã.
Chương Mỹ không dám nhìn lâu, vội xuống thang, nhưng bức tranh
trong sáng ấy mãi ghi dấu ấn trong lòng anh.
Kể từ đó anh rất hay nghĩ đến cô gái đó, chắc chắn cô là Giản Trinh em
gái Giản Trang. Anh chưa từng biết mẫu thân mình hồi trẻ trông thế nào
nhưng tin rằng bà đã từng như cô, lần đầu tiên lòng anh trỗi dậy một tình
cảm lứa đôi. Nhưng cha mẹ anh đang ở tận Việt Châu xa xôi, anh cần phải
về thưa chuyện. Anh tạm viết thư về cho cha mẹ về chuyện dạm hỏi cưới
xin.
Biết tin cha của Ô Mi là Ô Tuyên Nghĩa sắp đi Việt Châu để mua hàng
hóa, Chương Mỹ bèn đến nhà họ Ô nhờ ông ta chuyển hộ thư. Đến nơi anh
gặp Ô Mi cũng về thăm nhà. Ô Mi là người xởi lởi, anh trò chuyện mấy câu
rồi lái sang chuyện Giản Trinh. Ô Mi rất khen ngợi Giản Trinh, Chương
Mỹ nghe sướng mê. Rồi Ô Mi hé lộ: Giản Trang và Lưu thị đã ngắm Tống
Tề Dụ là chàng em rể tương lai. Chi tiết này khiến Chương Mỹ gần như
chết đứng, đờ đẫn, cứng họng. Anh gượng xã giao vài câu rồi cáo từ. Dọc
đường anh xé bỏ bức thư đã chuẩn bị.
Đi về trường Thái học trong tâm trạng ngao ngán, rồi anh chợt thấy Tống
Tề Dụ đang bước lại. Hồi đó Chương Mỹ và Tống Tề Dụ đã mấy lần tranh
luận về Tân pháp Cựu pháp, anh cảm thấy khó chịu với anh ta. Nhưng
Tống Tề Dụ thì không bận tâm, cười hề hề vỗ vai Chương Mỹ hỏi anh vừa
đi đâu về? Nhớ đến mấy câu của Ô Mi lúc trước, anh thấy nóng mặt định
nổi xung nhưng đã nén lại vì lúc này Trịnh Đôn cũng bước đến. Tống Tề