Ngụ ý: học theo Lý Bạch và Thôi Hiệu; động viên nên phóng khoáng,
vươn lên.
Tên thật là Hoàng Đình Kiên (1045-1105), nhà thơ thời Bắc Tống,
Trung Quốc rất nổi tiếng.
Yên Kỷ Đạo (1038-1110) và Tần Quán (1049-1100): hai nhà thơ thời
Bắc Tống.
Tô mộc già, là tên làn điệu; Liêu trầm hương: đốt trầm hương. Chu
Bang Ngạn (1056 - 1121).
Tên thật là Phạm Trọng Yêm (989 -1052), “Văn chính” là “thụy hiệu”
(tên đẹp) đặt sau khi mất; công: ông, ngài…
Thời Tống, quen gọi đầu bếp hoặc người pha trà là bác sĩ.
(Một bên) quyền thế càng lẫy lừng, (một bên) càng xót xa đau đớn,
huống chi, đây là tình phụ tử (thơ diễn tả một tâm trạng buồn bã khi người
thân quay lưng với mình).
Mì trường thọ: để nguyên cả vắt mì sợi dài mà nấu: ngụ ý sống lâu.
Người thương đâu rồi, chỉ thấy cỏ xanh trải tận chân trời, không thấy
đường về (diễn tả tâm trạng buồn thương, nhớ nhung của khuê phụ).
Khải thư, tức chữ Chân: ngay ngắn; Hành thư: hơi bay bướm; Thảo
thư: viết cực nhanh, bớt nét.
Mệt mỏi lựa chữ, viết xong thơ; tỉnh lại sau rượu say buốt óc, ta lại
thấy nỗi sầu vơ vẩn trong lòng.
Mượn ý trong bài thơ nổi tiếng “Tương tiến tửu” của Lý Bạch (…
ngựa ngũ hoa, áo lông cừu ngàn vàng, sai hầu nữ đem bán lấy tiền cùng bạn
uống say quên nỗi sầu vạn cổ).
Trích trong bài từ “Bồ tát man”, đại ý: đầu xuân, chưa có nhiều hoa
nở, vì vẫn còn cái giá lạnh của gió tây (mùa đông) đưa về.