MẬT MÃ THANH MINH THƯỢNG HÀ TẬP 2 - Trang 46

• • •

“Đó không phải con trai tôi, không phải Đổng Khiêm, không phải…”

Đổng Tu Chương ngồi trên chiếc ghế tre đặt ở sân sau, ngẩn ngơ nhìn cây
mai trồng trong chậu sứ màu đen, miệng không ngớt lẩm bẩm.

Cây mai ấy chỉ cao hơn ba thước, thân và cành vươn lên từ đám đất, uốn

éo như một con rồng xanh, lưng rồng mọc đầy những đốm nấm linh chi
màu sẫm, cứ như lớp vảy rồng. Thân chính hơi chếch, mọc ra bốn cành nhỏ
đều uốn lượn rất sinh động, bên trên lại mọc ra những nhánh nhỏ. Dịp hoa
nở đã qua nhưng cành lá vẫn tươi xanh, trông rất duyên dáng. Nếu đứng hơi
xa mà nhìn, có thể hình dung ra bốn cành mai ấy tạo nên bốn chữ “trường
sinh đại đế”.

Cách đây mấy năm, Đổng Tu Chương về quê chịu tang, dọc đường nhìn

thấy cây mai này, ông bỗng nhớ đến đạo sĩ Lâm Linh Tố đã từng bẩm tâu
thiên tử: thiên tử là Thần tiêu ngọc thanh vương, hiệu là Trường sinh đại đế
quân. Cây mai này vừa khéo tạo thành bốn chữ “Trường sinh đại đế”. Ông
mừng rỡ bước lại xem, rồi mua giá cao đem về kinh thành. Sau đó ông lại
xin một đạo sĩ ở Thường Sơn chỉ bảo cho bí quyết nuôi trồng linh chi trên
cành mai, ông đã chăm sóc suốt mấy năm để có được hình thù “vảy rồng”
như bây giờ. Bốn chữ tạo hình kỳ thú hơi có dáng dấp của thư pháp cuồng
thảo của Trương Húc thời Đường, nên ông đã dày công uốn tỉa, đến nay nó
đã có hình dáng của chữ Hán bay bướm tựa như chữ của “Cổ thi thiếp” của
Trương Húc, rắn rỏi mà duyên dáng. Tuy chỉ là một cây mai bé nhỏ nhưng
toát ra khí thế ngạo nghễ giữa đất trời.

Đổng Tu Chương vốn có ý dành cây mai này cho con trai, nhưng giờ đây

Đổng Khiêm đã…

Đổng Tu Chương tuổi đã ngoài bảy chục, cặp mắt già nua hễ gặp gió là

chảy nước mắt, lúc này lặng gió mà lệ cứ tuôn rơi ướt cả bộ râu bạc đã
thưa… ông đưa ống tay áo lên lau, miệng lẩm bẩm giọng run run: “Đó
không phải Đổng Khiêm…”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.